Mạng xã hội là một nguyên nhân ẩn chứa nguy cơ gây ra bạo lực học đường

GD&TĐ - Nhằm chung tay phối hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội cùng đưa ra những giải pháp giáo dục nhằm ngăn chặn, đẩy lùi nạn bạo lực học đường, sáng nay 22/12, Trường THCS Ngô Quyền (Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) tổ chức hoạt động ngoại khóa tuyên truyền phòng chống bạo lực học đường và kĩ năng sử dụng mạng xã hội.

Mạng xã hội là một nguyên nhân ẩn chứa nguy cơ gây ra bạo lực học đường

Tại hoạt động này, hơn 1.000 học sinh cùng các thầy cô giáo của trường THCS Ngô Quyền đã được nghe diễn giả Đào Trung Hiếu - chuyên gia tội phạm học của Bộ Công an trình bày những kiến thức cơ bản về mạng xã hội, những hiểm họa có thể xảy đến khi học sinh dùng mạng xã hội, nguyên nhân xảy ra bạo lực học đường khi dùng mạng xã hội và những kĩ năng thoát hiểm, phòng chống bạo lực học đường.

Trung tá Đào Trung Hiếu chia sẻ: Thời gian qua, tình trạng bạo lực học đường có nhiều hướng ra tăng và diễn biến hết sức phức tạp. Bạo lực học đường đã trở thành điểm nóng báo động không chỉ trong ngành Giáo dục mà còn đối với toàn xã hội. Theo báo cáo sơ bộ của cơ quan Công an tại 63 tỉnh, thành phố trên cả nước từ năm 2010 đến nay đã có 7735  học sinh, sinh viên tham gia vào vụ đánh nhau, bị xử lý kỉ luật.

Mạng xã hội là một nguyên nhân ẩn chứa nguy cơ gây ra bạo lực học đường ảnh 1

Trung tá Đào Trung Hiếu thuyết trình tại buổi giao lưu.

Chuyên gia cũng chỉ ra rằng Bạo lực học đường xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó mạng xã hội chính là môi trường nảy sinh nhiều mâu thuẫn gây bất hòa trong giới học sinh hiện nay.

Bên cạnh những lợi ích thiết thực như kết nối mọi người, chia sẻ kiến thức, mạng xã hội cũng nảy sinh nhiều bất cập và những mặt trái. Bằng những kinh nghiệm nhiều năm điều tra các vụ án liên quan đến tội phạm công nghệ cao, trung tá Đào Trung Hiếu đã phân tích những nguy cơ, hiểm họa của việc học sinh chìm đắm trong thế giới ảo, đặc biệt là Facebook như hiện nay.

Theo ông Hiếu, để không biến mình trở thành miếng mồi ngon của những kẻ xấu trên Facebook, học sinh cần phải có những kỹ năng sử dụng thông minh như: tuyệt mật  với những thông tin cá nhân như địa chỉ nhà, số điện thoại, ngày tháng năm sinh…

Nhiều vụ lừa đảo diễn ra một cách dễ dàng bởi thủ phạm luôn nắm rõ được các hoạt động của các em học sinh khi lợi dụng vào tâm lý lứa tuổi mới lớn thích thể hiện cái tôi, nên đi đâu, làm gì cũng cập nhật trên mạng xã hội. Đặc biệt, chuyên gia nhấn mạnh đến kỹ năng “chọn” bạn trên thế giới ảo, phòng chống những nguy cơ bị bắt cóc, lừa đảo.

Mạng xã hội là một nguyên nhân ẩn chứa nguy cơ gây ra bạo lực học đường ảnh 2

Chuyên gia Đào Trung Hiếu giao lưu cùng các em học sinh

Bởi vậy, các em học sinh cần thận trọng khi kết bạn trên mạng xã hội, hãy tìm hiểu kĩ những người trong Friend list của mình. Hãy hướng tới việc giao lưu, tương tác với nhau “trên mặt đất” chứ không chỉ bằng những tin nhắn qua lại, bởi sử dụng quá nhiều mạng xã hội còn dễ khiến trẻ em mắc nguy cơ về trầm cảm, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Cũng theo chuyên gia Đào Trung Hiếu, cần phải kiểm soát chặt chẽ học sinh trong việc dùng mạng xã hội, nhất là trong thời đại bùng nổ CNTT như hiện nay, đứa trẻ nào cũng có smartphone. Cha mẹ và thầy cô nên giới hạn thời gian lên mạng của các con, chỉ trong một giờ nhất định, ngoài ra cần luôn theo sát các con để kịp thời điều chỉnh những hành vi lệch chuẩn, những cách ứng xử thiếu lịch sự giữa các con trên thế giới ảo.

Chuyên gia Đào Trung Hiếu cũng chia sẻ các kiến thức về các kĩ năng phòng chống bạo lực học đường, một vấn đề nhức nhối của xã hội hiện nay. Theo ông, để tránh những hậu quả của bạo lực học đường, các em cần chủ động ứng phó ngay từ khi có dấu hiệu mình hoặc bạn bè sắp bị bạo lực. Khi chẳng may phải đối diện với bạo lực, các em cần tìm sự giúp đỡ của thầy cô, tránh mặt đối tượng, phải biết thoát thân khi bị bao vây.

Một trong những bài học đầu tiên của việc bị bạo lực học đường là không được đứng im chịu đòn. Các em cần phải chủ động phòng vệ, bảo toàn bản thân khỏi những tình huống nguy hiểm như bị đánh hội đồng. Cần biết chống cự, biết chạy đến những nơi gần nhất như công sở, đồn công an, hay bất cứ tiệm tạp hóa hoặc siêu thị, nơi có bảo vệ để cầu cứu.

Mạng xã hội là một nguyên nhân ẩn chứa nguy cơ gây ra bạo lực học đường ảnh 3

Các em học sinh chia sẻ những kiến thức về mạng xã hội.

Tại buổi giao lưu, chuyên gia Đào Trung Hiếu cũng biểu diễn những “miếng võ” giúp các em học sinh có thể khống chế và đào thoát khỏi đối tượng. Việc học võ là rất cần thiết để bảo vệ mình, đồng thời có thể giúp cho bạn bè của mình chẳng may bị các đối tượng xấu bắt nạt - ông Hiếu chia sẻ.

Nhà giáo ưu tú Nguyễn Thị Tuyết Minh- hiệu trưởng trường THCS Ngô Quyền cho biết: Bên cạnh những hoạt động chuyên môn, việc tổ chức các hoạt động ngoại khoa được nhà trường rất chú trọng nhằm trang bị cho học sinh những kiến thức cần thiết về xã hội, về kĩ năng sống.

Qua buổi chia sẻ kiến thức hôm nay, hầu hết học sinh đều rất hào hứng, chăm chú lắng nghe và đã có những trả nghiệm thú vị. Chúng tôi hi vọng học sinh sẽ học tập được nhiều kiến thức, kỹ năng cần thiết để tự biết cách bảo vệ mình.

Đại diện cho lãnh đạo Sở GD&ĐT Hà Nội tham dự sự kiện, ông Phạm Ngọc Tuấn - Trưởng phòng Chính trị Tư tưởng Sở GD&ĐT Hà Nội bày tỏ: Những kiến thức được chuyên gia Đào Trung Hiếu cung cấp rất bổ ích, hấp dẫn không chỉ đối với học sinh mà cả với các thầy cô giáo, các cán bộ quản lí giáo dục. Tôi hi vọng những hoạt động này sẽ được triển khai rộng rãi hơn trong các trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Một số hình ảnh tại hoạt động ngoại khóa tuyên truyền phòng chống bạo lực học đường và kĩ năng sử dụng mạng xã hội của Trường THCS Ngô Quyền:

Chuyên gia Đào Trung Hiếu tại buổi tuyên truyền phòng chống bạo lực học đường và kĩ năng sử dụng mạng xã hội

Chuyên gia Đào Trung Hiếu giao lưu cùng các thầy cô giáo trường THCS Ngô Quyền

Học sinh trường THCS Ngô Quyền chăm chú lắng nghe.

Chuyên gia Đào Trung Hiếu giao lưu cùng các em học sinh.

Chuyên gia Đào Trung Hiếu giao lưu cùng các em học sinh.

Trung tá Đào Trung Hiếu thể hiện những thế võ giúp phòng tránh các nguy cơ bị xâm hại.

Tiết mục văn nghệ chào mừng.

Tiết mục văn nghệ chào mừng.

Ông Phạm Ngọc Tuấn - Trưởng phòng Chính trị Tư tưởng Sở GD&ĐT Hà Nội.

Các đại biểu dự buổi tuyên truyền phòng chống bạo lực học đường và kĩ năng sử dụng mạng xã hội.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa ITN.

Café chủ nhật: Cõi nhớ

GD&TĐ - Nắng đầu Đông yếu ớt hai ngày qua đã phải nhường chỗ cho đợt gió mùa tràn về.

Chuyên gia khuyến cáo bệnh nhân cao huyết áp nên ăn ít muối. (Ảnh: ITN)

Những cách tự nhiên giúp hạ huyết áp

GD&TĐ - Khi già đi, chúng ta cần đặc biệt chú ý đến huyết áp. Theo giới chuyên gia, chế độ ăn uống chắc chắn có hiệu quả trong việc kiểm soát huyết áp.

Văn khấn rằm tháng 11 âm lịch năm 2024

Văn khấn rằm tháng 11 âm lịch năm 2024

GD&TĐ - Theo truyền thống, vào ngày 15/11 âm lịch, các gia đình thường chuẩn bị lễ cúng gia tiên cùng bài văn khấn để nguyện cầu sức khỏe, bình an.