Malaysia đang hút sinh viên quốc tế

GD&TĐ - Nếu như trước đây, nhiều gia đình có điều kiện thường cho con em mình đi du học ở Mỹ hay các nước châu Âu thì hiện nay cơ hội du học đang mở ra cho rộng rãi các đối tượng sinh viên ngay ở khu vực Đông Nam Á. Trong đó, Malaysia đang thu hút đông đảo sinh viên quốc tế bởi chất lượng giáo dục, điều kiện học tập sinh hoạt và đặc biệt là với học phí tương đối rẻ.

Malaysia đang hút sinh viên quốc tế

Một lựa chọn cho việc du học

Chi phí là điều khiến nhiều bậc phụ huynh đắn đo và bận tâm hàng đầu khi chọn nơi cho con đi du học. Và Malaysia trở thành một lựa chọn hợp lý, giữ top 20 điểm đến tốt nhất thế giới với chi phí phải chăng cho sinh viên quốc tế theo đánh giá của tổ chức UNESCO, dựa trên các tiêu chí về các cơ sở đào tạo, chất lượng và chi phí cuộc sống. 

Giáo dục Malaysia đang hút sinh viên quốc tế
Ông Professor Graeme Britton, Chủ tịch Đại học Raffles Iskandar đang giới thiệu ngành nghề đào tạo của trường với đại diện các trường đại học ở Việt Nam.

Bạn Hồ Văn Khoa, sinh viên đang theo học thiết kế đồ họa tại Malaysia cho biết trung bình mỗi tháng bạn mất khoảng 1.800 RM (gần 10 triệu đồng Việt Nam) cho tất cả chi phí sinh hoạt cá nhân tại khu trung tâm thành phố. Những bạn chịu khó tự giặt ủi, nấu ăn và chi tiêu dè xẻn thì chi phí học tập còn thấp hơn nữa.

Điều mà nhiều bạn sinh viên quan tâm là các chương trình đại học với bằng cấp của nhiều đại học danh tiếng trên thế giới chẳng hạn như RMIT của Úc, Heriot Watt của Anh, Toulouse của Pháp, Sheffield của Anh… Hướng liên kết đào tạo với các trường danh tiếng đã giúp cho chất lượng đào tạo bậc đại học của Malaysia phát triển vượt bậc trong thời gian qua. Chính vì thế mà số lượng sinh viên quốc tế đến học tập tại Malaysia không ngừng tăng lên. 

Nhiều sinh viên Việt Nam chọn du học Malaysia do vị trí địa lý khá gần, có những nét tương đồng về khí hậu lẫn văn hóa. Chỉ cách Việt Nam 2-3 giờ bay trực tiếp cùng nhiều hãng hàng không nên việc đi lại, về thăm nhà hết sức thuận tiện và tiết kiệm trong quá trình học tập. Đặc biệt, du học Malaysia không cần phỏng vấn visa và không phải chứng minh tài chính.

Malaysia sở hữu môi trường học tập bằng tiếng Anh nên các sinh viên quốc tế rất dễ dàng hòa nhập. Vì thế, Malaysia đã trở thành “trung tâm giáo dục” với đa dạng hệ thống các trường công, trường tư thục, trường quốc tế với đầy đủ các cấp học. Với số lượng du học sinh đông đảo và sự đa dạng về văn hóa, du học Malaysia còn là cơ hội để giao lưu và tìm hiểu về những nét văn hóa khác nhau trên thế giới.

Giáo dục Malaysia đang hút sinh viên quốc tế
Sinh viên đang tìm hiểu và đăng ký nhập học tại Trường Đại học Công nghệ Malaysia (UTM).

Phần lớn dân số Malaysia theo đạo Hồi với những chỉ giáo và yêu cầu nghiêm ngặt, khiến nhiều sinh viên cảm thấy lạ lẫm. Tuy nhiên đó cũng là lợi thế… Chị Thùy Vân (Đại học Phú Yên đang làm nghiên cứu sinh tại Đại học Công nghệ Malaysia) chia sẻ: Văn hóa Hồi giáo có sự ảnh hưởng rất lớn trong giáo dục, sinh viên có đạo hầu như không biết đến rượu bia, chủ yếu tham gia các hoạt động thể thao sau giờ học. Điều đáng quý là sự trung thực tuyệt đối nên hầu như không có chuyện gian lận trong việc học hành, thi cử…”.

Đối với những bạn trẻ mê du lịch thì ngoài chuyện “học gì, ở đâu”, thì chuyện “nơi đó có gì hay” cũng là một trong những cơ sở cho việc lựa chọn nơi du học. Và chính nhờ thiên nhiên xinh đẹp, hấp dẫn cùng sự đa dạng văn hóa cũng là một trong những điểm đến hấp dẫn các du học sinh quốc tế.

Thông tin từ Văn phòng Giáo dục Malaysia tại TP.HCM cho biết, năm 2017 có trên 170.000 sinh viên quốc tế theo học tại Malaysia. Riêng Việt Nam tính đến tháng 6/2018, có 660 sinh viên đang theo học các ngành như: kỹ thuật, y tế, khoa học xã hội, kinh doanh và pháp luật, giáo dục, điện toán, dịch vụ, nghệ thuật và nhân văn, vv… Cơ quan này đang tiếp tục có nhiều hoạt động nhằm giới thiệu về hệ thống giáo dục, cơ hội học tập, cũng như những ưu thế của việc học tập và sinh hoạt tại Malaysia cho sinh viên Việt Nam.

Bà Phan Thị Hồng Xuân - Chủ tịch Hội hữu nghị Việt Nam - Đông Nam Á TP.HCM khẳng định về sự cần thiết và nhu cầu hợp tác giữa các trường trong ASEAN để hiện thức hóa tuyên bố Kuala Lumpur về xây dựng cộng đồng ASEAN tầm nhìn đến 2025. Theo bà thì giữa giữa Việt Nam và Malaysia có thể hợp tác đào tạo các khoá tiếng Anh ngắn hạn cho đội ngũ giáo viên, giảng viên cho các trường; Tham gia xây dựng bộ giáo trình tiếng Anh dành cho công dân Asean cũng như mở các lớp đào tạo Việt Nam học tại Malaysia và Malaysia học tại Việt Nam.

Giáo dục Malaysia đang hút sinh viên quốc tế
Đại diện các trường đại học ở Việt Nam chụp hình lưu niệm tham quan tại Trường Đại học Heriot-Watt, có trụ sở đặt tại thành phố mới Putrajaya và trung tâm hành chính mới của Malaysia.

Những trường đại học hàng đầu ở Malaysia

Thành phố Johor Bahru, giáp biên giới Singapore là một trong trong những địa điểm được nhiều sinh viên chọn du học, đây cũng được xem là thiên đường mua sắm của người dân Singapore và Indonesia, bởi mức giá rẻ gần 2-3 lần.

Tại đây có Trường Đại học Raffles Iskandar (RUI) chuyên đào tạo định hướng thực hành với chương trình giảng dạy chuyên sâu và truyền đạt các kinh nghiệm thực tiễn giúp các sinh viên tốt nghiệp có những ưu thế vượt trội trong thị trường lao động cạnh tranh. Sinh viên của trường không những được đào tạo sát với nhu cầu thực tế của ngành công nghiệp hiện đại, mà còn được rèn luyện tư duy sáng tạo để sẵn sàng cho bước đường sự thành công trong tương lai.

Đây là một trong 26 trường thuộc hệ thống giáo dục Raffles toàn cầu, có mặt ở 14 quốc gia trên thế giới, nổi tiếng với lĩnh vực đào tạo chuyên ngành về thiết kế, mỹ thuật, kinh doanh, tâm lý học…

Ngoài ra, ở Jorho Bahru còn có Trường Đại học Công nghệ Malaysia (UTM) đào tạo đại học và sau đại học các chuyên ngành kỹ thuật như: công nghệ thông tin, sinh học, khoa học, môi trường nhân tạo, thông tin địa lý, giáo dục và quản lý... Đây là trường đại học nghiên cứu chuyên sâu về kỹ thuật, khoa học và công nghệ lớn nhất tại Malaysia.

Giáo dục Malaysia đang hút sinh viên quốc tế
Thư viện khang trang của Trường Đại học Heriot-Watt.

Hiện nay, Đại học Công nghệ Malaysia có trên 12.000 sinh viên đại học, trong đó có gần 3.000 sinh viên quốc tế. Trong bảng xếp hạng các trường đại học thế giới 2018, Đại học Công nghệ Malaysia đang giữ hạng 228 thế giới, hạng 49 ở châu Á và là 10 trường đại học trẻ hàng đầu Châu Á.
Trường Đại học Heriot-Watt: Đây là trường đại học danh tiếng với bề dày lịch sử lâu đời về đào tạo và nghiên cứu của Vương quốc Anh. Sinh viên tốt nghiệp từ trường Heriot-Watt được các nhà tuyển dụng của những tập đoàn hàng đầu thế giới săn đón.

Trường Đại học Malaya (UM): Đây là trường đại học lâu đời nhất tại Malaysia, nằm ngay trong lòng thủ đô Kuala Lumpur. Trong bảng xếp hạng các trường đại học trên thế giới mới nhất của Quacquarelli Symonds, Đại học Malaya được xếp thứ 87, nằm trong top 1% của khoảng 26.000 trường đại học.

Malaya hiện có hơn 27.000 sinh viên đang theo học, cùng 1700 nhân viên và chương trình đào tạo đa ngành, toàn diện, nghiên cứu chuyên sâu. Đây cũng là mái nhà chung của hơn 3000 sinh viên quốc tế đến từ hơn 85 quốc gia.

Trường có diện tích rộng 372 hecta với nhiều trang thiết bị học tập và giải trí hiện đại. Trung tâm Thể dục Thể thao với điểm nhấn là hồ bơi đạt tiêu chuẩn thi đấu Olympic, cùng các sân thể thao trong nhà và ngoài trời.

Theo Vietnamnet

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.