Lý giải sức ảnh hưởng của du học với sinh viên Trung Quốc

GD&TĐ - Đại dịch Covid-19 đã làm “rung chuyển” lĩnh vực giáo dục đại học, đặc biệt trong việc tuyển sinh quốc tế. Các trường đại học Mỹ, Anh đang lo ngại sụt giảm số lượng lớn sinh viên quốc tế đến từ Trung Quốc.

Sinh viên Trung Quốc thích trải nghiệm giáo dục đại học tại Mỹ.
Sinh viên Trung Quốc thích trải nghiệm giáo dục đại học tại Mỹ.

Trong 10 năm qua, Trung Quốc đã chứng kiến sự gia tăng gần 48% số lượng sinh viên theo học tại các trường cao đẳng, đại học công lập địa phương. Nếu du học, 42% sinh viên chọn Vương quốc Anh là điểm đến hàng đầu, theo sau là Mỹ với 37%.

Cũng trong thập kỷ qua, Mỹ chứng kiến sự gia tăng đáng kinh ngạc số lượng sinh viên quốc tế đến từ Trung Quốc (hơn 190%). Trong khi Vương quốc Anh lại là điểm đến hàng đầu nhờ ưu thế về học phí, nhà ở, visa, lợi ích kinh tế.

Sau gần 2 năm dịch Covid-19, các chuyên gia nghi ngờ sức hấp dẫn của du học, đặc biệt là Anh, Mỹ, đã suy yếu trong mắt người trẻ Trung Quốc. So với chu kỳ tuyển sinh năm ngoái, số lượng đơn đăng ký của sinh viên Trung Quốc năm 2021 giảm 18% tại Mỹ và 21% tại Vương quốc Anh.

Nguyên nhân cho sự sụt giảm này còn do sự tác động tiêu cực của Brexit, chiến tranh thương mại Mỹ - Trung và tâm lý bài xích châu Á. Trong khi đó, các trường đại học Trung Quốc đã tung ra nhiều ưu đãi như học phí rẻ hơn so với học tại nước ngoài, đa dạng ngành học, cơ hội làm việc cao…

Trong 20 năm qua, hệ thống giáo dục đại học Trung Quốc đã tăng gần gấp đôi về quy mô. Quốc gia này đang nỗ lực mở rộng lĩnh vực giáo dục quốc tế, thu hút sinh viên nước ngoài và giữ chân người trẻ trong nước. Bất chấp những thay đổi này, sinh viên Trung Quốc được dự đoán vẫn tiếp tục du học nước ngoài.

Ông Nicolas Chu, Giám đốc điều hành Sinorbis, công ty hỗ trợ tuyển sinh quốc tế, phân tích, lý do đầu tiên sinh viên Trung Quốc vẫn chọn du học là do kỳ thi tuyển sinh đại học quốc gia (gaokao) quá khó khăn.

Là một trong những kỳ thi khắc nghiệt nhất thế giới, gaokao khiến người trẻ tuổi áp lực, căng thẳng. Thành công của họ được định nghĩa bằng việc thi gaokao đạt kết quả cao, trúng tuyển vào một trường hàng đầu và tìm được công việc có mức lương cao. Tập trung vào kỳ thi và điểm số đã trở thành văn hoá của người Trung Quốc.

Trong khi chọn du học, sinh viên có thể tránh được kỳ thi gaokao, chọn các kỳ thi “dễ thở” hơn như SAT, ACT nhưng vẫn mang tính chuẩn hoá quốc tế. Hơn nữa, các trường đại học tại Mỹ đều có nhiều cơ hội cho sinh viên trải nghiệm ngành học, khám phá năng lực, sở thích của bản thân.

Theo ông Chu, phần lớn cha mẹ Trung Quốc đều muốn con cái đi du học. Theo văn hoá nước này, cha mẹ là những người quyết định hoặc có ảnh hưởng quan trọng đến việc học hành của con cái.

Một nghiên cứu gần đây của Hội đồng Anh về giáo dục đại học Trung Quốc cho thấy, gần 1/10 phụ huynh có con trong độ tuổi đi học muốn con cái được đi du học. Hơn 50% tiết lộ đang cân nhắc nghiêm túc vớ lựa chọn này.

Đặc biệt, khi tầng lớp trung lưu của Trung Quốc đang tăng mạnh trong những năm gần đây, nhiều gia đình có khả năng gửi con cái ra nước ngoài du học. Vì thế, cơn sốt này vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.

Bên cạnh đó, du học không chỉ đơn thuần là học tại một trường ở nước ngoài. Đối với sinh viên, trường đại học tạo cơ hội để trải nghiệm, gặp gỡ bạn bè đến từ nhiều nền văn hoá khác nhau, khám phá sở thích, năng lực cá nhân.

Theo University World News

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Quyền và trách nhiệm công vụ

GD&TĐ - Có thể thấy, để có nền công vụ hiệu lực, hiệu quả, ngoài các quy định pháp luật, yếu tố quan trọng là tinh thần trách nhiệm.