Lý do con người có thể không còn nhìn thấy sao trời

0:00 / 0:00
0:00
GD&TĐ - Các nhà khoa học cảnh báo rằng do ô nhiễm ánh sáng, khả năng nhìn thấy vũ trụ vào ban đêm của con người có thể bị xóa sổ chỉ sau 20 năm.
Các nhà khoa học cảnh báo con người có thể không nhìn thấy sao trời từ Trái đất chỉ trong hai thập kỷ nữa.
Các nhà khoa học cảnh báo con người có thể không nhìn thấy sao trời từ Trái đất chỉ trong hai thập kỷ nữa.

“Bầu trời đêm là một phần trong môi trường của chúng ta và sẽ là một thiếu sót lớn nếu thế hệ sau không bao giờ nhìn thấy nó, cũng như nếu họ không bao giờ nhìn thấy một tổ chim” - Martin Rees, nhà thiên văn học hoàng gia Anh, nói với tờ The Guardian.

“Bạn không cần phải là một nhà thiên văn học để quan tâm đến điều này. Tôi không phải là nhà điểu học, nhưng nếu không có loài chim biết hót trong khu vườn của tôi, tôi sẽ cảm thấy nghèo khó” – ông nói thêm.

Theo ông Rees, tình trạng ô nhiễm ánh sáng đã nhanh chóng trở nên tồi tệ trong vài năm qua, bao gồm từ năm 2016 khi các nhà thiên văn học báo cáo rằng 1/3 nhân loại không còn nhìn thấy dải ngân hà.

Các nhà khoa học cho biết, ô nhiễm ánh sáng hiện đang khiến bầu trời đêm sáng lên với tốc độ khoảng 10% mỗi năm.

Một đứa trẻ sinh ra ở khu vực có thể nhìn thấy 250 ngôi sao vào ban đêm ngày nay sẽ chỉ có thể nhìn thấy khoảng 100 ngôi sao khi chúng 18 tuổi - ông Christopher Kyba, ở Trung tâm Khoa học Địa chất Đức, tiết lộ một cách đáng ngại.

Mặc dù ô nhiễm ánh sáng đã là một vấn đề tồn tại từ lâu trong nửa thế kỷ, nhưng đợt bùng phát mới nhất của vấn đề này có thể bắt nguồn từ việc sử dụng ngày càng nhiều các đi-ốt phát quang (LED) và các dạng chiếu sáng ban đêm cường độ cao khác.

Ngoài sự mất thẩm mỹ của các ngôi sao của chúng ta, ô nhiễm ánh sáng còn gây ra một số nguy cơ sinh thái khác.

Năm 2019, các nhà khoa học phát hiện ra vấn đề này đang góp phần gây ra “ngày tận thế của côn trùng”. Ánh sáng có tác động lớn đến cách các loài bọ di chuyển, tìm kiếm thức ăn, sinh sản, phát triển và ẩn náu trước những kẻ săn mồi.

Ô nhiễm ánh sáng khiến rùa biển và các loài chim di cư bị ánh trăng dẫn đường nhầm lẫn.

Ông Rees và đồng sự đang thúc đẩy báo cáo năm 2020 của họ và đưa ra một số chính sách giúp giảm bớt ánh sáng, Trong đó bao gồm bổ nhiệm một bộ trưởng phụ trách bầu trời tối, tạo ra một ủy ban về bầu trời tối và đặt ra các tiêu chuẩn nghiêm ngặt về mật độ và hướng chiếu sáng.

Theo NYP
Vaccine Pfizer - BioNTech Covid-19. (Ảnh: Getty Images)

Giải Nobel y học 2023 đã có chủ

GD&TĐ - Hai nhà khoa học được trao giải Nobel y học vì nghiên cứu tiên phong dẫn đến việc phát triển vaccine mRNA, giúp hạn chế sự lây lan của Covid-19.
Cảnh sát Kosovo và Lực lượng gìn giữ hòa bình của NATO tại Kosovo tiếp tục đảm bảo an ninh trong khu vực

600 quân Anh hiện diện ở Kosovo

GD&TĐ - NATO xác nhận sẽ triển khai 600 binh sĩ Anh tới Kosovo sau các cuộc đụng độ đánh dấu sự leo thang nghiêm trọng trong cuộc xung đột với Serbia.
Phó chủ tịch Hội đồng An ninh LB Nga Dmitry Medvedev

Nga cảnh báo sắc lạnh

GD&TĐ - "Lực lượng Nga cảnh báo sẽ nhắm vào bất kỳ binh sĩ Anh nào được cử đến Ukraine để huấn luyện cho quân đội nước này".
Xe tăng M1A1 Abrams.

'Abrams là quan tài thép cho binh sĩ'

GD&TĐ - Xe tăng Abrams ở Ukraine sẽ trở thành mục tiêu dễ dàng cho quân đội Nga, vì Kiev không có những kỹ năng cần thiết để vận hành xe hạng nặng này.
Mỹ sẽ cắt giảm viện trợ quân sự cho Ukraine

Ukraine nhận tin xấu

GD&TĐ - Ukraine nhận được tin đáng lo ngại từ Mỹ trong bối cảnh Kiev tiếp tục nỗ lực phản công chống lại Nga để giành lại lãnh thổ hiện do Nga kiểm soát.