Do đề thi (thật) môn Toán và đề minh họa được sinh ra từ một ma trận khung, nên nếu ma trận khung mà giáo viên thu được từ đề minh họa càng giống với ma trận khung mà Bộ GD&ĐT đã ấn định, thì từ ma trận khung đó, giáo viên có thể thiết kế được những đề thi theo tinh thần của kì thi THPT quốc gia 2017, đã được Bộ GD&ĐT truyền tải thông qua đề minh họa.
Từ nhận định này, thầy Huỳnh Quốc Huy đưa ra ma trận khung thu được từ đề minh họa theo nhận định chủ quan; đồng thời nêu ra một số lưu ý khi ra đề trắc nghiệm dành cho học sinh ôn luyện.
Xem ma trận chi tiết TẠI ĐÂY
ội dung được tính theo đơn vị kiến thức là một chủ đề. Từ một ma trận thu gọn theo chủ đề, có thể sinh ra nhiều ma trận chi tiết khác nhau. Từ một ma trận chi tiết có thể sinh ra các cấu trúc đề thi khác nhau. Xem chi tiết ma trận thu gọn TẠI ĐÂY
Một số lưu ý khi ôn luyện
Theo thầy Huỳnh Quốc Huy, khi giảng dạy môn Toán theo định hướng đáp ứng hình thức thi trắc nghiệm ở kì thi THPT quốc gia, giáo viên phải bám sát chuẩn kiến thức kỹ năng của chương trình, chú ý không bỏ sót kiến thức; phải khai thác thật tốt những thông tin thu được từ đề minh họa.
Bên cạnh việc lưu ý khi dạy học kiến thức trên lớp, thì việc khi ôn luyện đề (theo tinh thần của kì thi THPT quốc gia năm 2017) cũng có những thay đổi, đó là cách tiếp cận bài toán.
Dưới đây là một số ví dụ từ đề minh họa của thầy Huỳnh Quốc Huy:
Thầy Huy nhận xét: Nếu giải theo cách 2, thì phải giải tối đa 3 bài toán kiểm tra trực tiếp với từng giá trị của m. Nếu giải theo cách 3, thì giải 2 bài toán thành phần. Nếu giải theo cách 1 thì dễ bị nhầm lẫn khi tìm tọa độ các điểm A, B, C và mất nhiều công sức lẫn thời gian.
Theo thầy Huy, ở cả hai ví dụ trên, sự khác biệt giữa cách 1 và cách 2 ở quan niệm về tình huống đặt ra.
Với cách 1, ta coi các phương án A, B, C, D chỉ là các dữ liệu đưa ra để đối chứng. Với cách 2, ta coi các phương án đó là một phần giả thiết của tình huống đặt ra.
Thầy Nguyễn Khắc Minh (người tham gia ra đề minh họa) gọi quan niệm dẫn đến cách 1 là cách tiếp cận tự luận và quan niệm dẫn tới cách 2 là cách tiếp cận trắc nghiệm.
Lưu ý khi ra đề trắc nghiệm
Lưu ý đầu tiên thầy Huy đưa ra là: Với cách tiếp cận trắc nghiệm như đã nêu trên, các câu hỏi trắc nghiệm có cùng câu dẫn giống nhau, nhưng có phương án A, B, C, D khác nhau sẽ có cấp độ nhận thức khác nhau. Ví dụ:
Thầy Huy đồng thời lưu ý các yêu cầu đối với câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn theo hướng dẫn biên soạn đề kiểm tra (kèm theo công văn số 8773/BGDĐT-GDTrH ngày 30/12/ 2010 của Bộ GD&ĐT), cụ thể:
Câu hỏi phải đánh giá những nội dung quan trọng của chương trình; Câu hỏi phải phù hợp với các tiêu chí ra đề kiểm tra về mặt trình bày và số điểm tương ứng;
Câu dẫn phải đặt ra câu hỏi trực tiếp hoặc một vấn đề cụ thể; Không nên trích dẫn nguyên văn những câu có sẵn trong sách giáo khoa; Từ ngữ, cấu trúc của câu hỏi phải rõ ràng và dễ hiểu đối với mọi học sinh;
Mỗi phương án nhiễu phải hợp lý đối với những học sinh không nắm vững kiến thức; Mỗi phương án sai nên xây dựng dựa trên các lỗi hay nhận thức sai lệch của học sinh;
Đáp án đúng của câu hỏi này phải độc lập với đáp án đúng của các câu hỏi khác trong bài kiểm tra;
Phần lựa chọn phải thống nhất và phù hợp với nội dung của câu dẫn; Mỗi câu hỏi chỉ có một đáp án đúng, chính xác nhất;
Không đưa ra phương án “ Tất cả các đáp án trên đều đúng” hoặc “không có phương án nào đúng”.