* Nhiều ý kiến đề nghị nên quy định trong Dự thảoLuật Giáo dụcsửa đổi: Trình độ chuyên môn tối thiểu đối với giáo viên (GV) mầm non (MN) là tốt nghiệp cao đẳng (CĐ); đối với GV tiểu học là tốt nghiệpđại học (ĐH). Ông thấy thế nào?
- Tôi cho rằng quy định có bằng cử nhân CĐ đối với GVMN là khả thi bởi những lý do sau:
Thứ nhất: Hiện tại, chuẩn GVMN là trung cấp (TC). Điều này tồn tại khá lâu và những GVTC cũng đã làm tốt công việc của mình. Tuy nhiên, trên thế giới nhiều nước đã áp dụng chuẩn mới.
Thứ hai: Việc nâng chuẩn này cũng phù hợp, bởi cả nước hiện nay chỉ còn 1-2 trường TCSP hay ngành SPTC. Vậy nếu đã nâng chuẩn các Trường THSP thành CĐSP hoặc chuyển thành CĐ cộng đồng hoặc sáp nhập, thì chẳng lẽ các trường CĐ hay ĐH mãi đào tạo dưới chuẩn.
Thứ ba: Xã hội hiện có một nhóm GV chưa qua đào tạo hay có bằng cấp mà chỉ có chứng nhận, chứng chỉ. Nhưng song song đó, cũng có nhóm GV chưa qua đào tạo mà vẫn muốn làm GVMN, nên dẫn đến khó khăn trong việc tuyển dụng, bố trí nhóm GV này trong ngành GD. Công tác nâng chuẩn trình độ đào tạo cũng có cái lý là để dễ định danh và vẫn không ảnh hưởng đến phát triển GDMN ngoài công lập.
Thứ tư: Ở nhiều tỉnh thành, tỉ lệ GVMN có trình độ CĐ, ĐH đã lên đến 70% - 85%. Vậy thì việc đào tạo, nâng chuẩn CĐ, rồi nâng chuẩn tiếp..., liệu có đảm bảo sự tiết kiệm hay lãng phí, bên cạnh đó tầm nhìn ở đây thế nào?
Thứ năm: Nếu nâng chuẩn cho GVMN liệu có đảm bảo nâng cao chất lượng GDMN? Đội ngũ nhân lực đóng vai trò rất quan trọng trong thực tiễn GD và đây là vấn đề niềm tin. Dĩ nhiên, trình độ đào tạo nào không quan trọng, mà quan trọng nhất là tấm bằng tốt nghiệp SP đó có xứng đáng với chuẩn mà GV đó đang có hay không?
Với GV tiểu học, trình độ CĐSP vẫn có thể phù hợp. Nhưng nếu dựa vào thực tiễn, căn cứ vào sự mong đợi kỳ vọng của phụ huynh, vấn đề năng lực của GV tiểu học có trình độ tiếng Anh và công nghệ thông tin đạt chuẩn, thì chuẩn trình độ ĐH là khả thi, nên quy định trong Luật Giáo dục sửa đổi.
* Theo ông, Luật Giáo dụcsửa đổi có cần quy định phổ cập GD bắt buộc từ cấp THCS trở xuống, miễn học phí đối với học sinh THCS và trẻ 5 tuổi bậc học MN, nhà nước có trách nhiệm đầu tư toàn diện cho các cấp học này?
- Vấn đề này theo tôi cần xem xét đưa vàoLuật Giáo dục sửa đổi, việc miễn phí cho học sinh THCS là cần thiết. Vấn đề còn lại là về ngân sách cũng như kết quả dự báo về chính sách cần đủ dài với nguồn dự phòng tài chính cần thiết. Cũng cần quan tâm đến định hướng phát triển đất nước đến một mức độ, từ đó để xác định sự tương ứng với các đổi thay về GD - văn hóa - xã hội. Quan tâm đến GDMN rất cần, bởi đây là bậc học nền tảng. Tuy vậy, nên xem xét các giải pháp toàn diện để phát triển cả GDMN công lập và ngoài công lập, để đảm bảo sự công bằng vấn đề chất lượng dịch vụ nuôi dạy chăm sóc trẻ.
* Dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi đề xuất thay thế quy định miễn học phí cho học sinh, sinh viên sư phạm (HS, SVSP) bằng quy định được vay tín dụng SP để đóng học phí và chi trả sinh hoạt phí. Sau khi tốt nghiệp, nếu công tác trong ngành GD đủ thời gian theo quy định, sẽ không phải trả khoản vay tín dụng SP. Liên quan đến nội dung trên, ông có kiến nghị gì?
- Đây là những quan điểm cấp tiến, Dự thảoLuật Giáo dục sửa đổi cần xem xét, bảo vệ, phát huy. Một chính sách hay một nội dung của chính sách nếu đã giảm dần tính hiệu quả thì chúng ta cần thay đổi. Đó là nguyên tắc quản lý sự thay đổi. Cái mềm trong tư duy và cái sắc trong lý trí buộc chúng ta phải hành động để thay đổi.
Việc thay thế quy định miễn học phí cho HS, SVSP bằng quy định được vay tín dụng SP để đóng học phí và chi trả sinh hoạt phí - thể hiện rõ tính nhân văn phải được thể chế hóa thành quy định trong Luật Giáo dục sửa đổi. Quy định mới này nếu thành hiện thực, sẽ khắc phục những hạn chế của chính sách cũ đó là: đào tạo SVSP ra trường bỏ ngành GD. Buộc họ làm giấy cam kết, nhưng không có chế tài giám sát và xử lý dứt điểm. Cũng có SVSP ra trường gắn bó với trường học kiểu tạm thời, có cơ hội việc khác “ngon” hơn là họ sẽ ra đi...
Tuy nhiên, còn nhiều vấn đề căn cơ cần phải giải quyết có hệ thống đồng bộ, ở nhiều bộ Luật có liên quan chặt chẽ đến Luật Giáo dục sửa đổi như: Luật Phổ cập Giáo dục Tiểu học; Luật Giáo dục Đại học; Luật Công chức; Luật Viên chức; Luật Lao động. Phải có dự báo chính xác số trẻ đến trường hàng năm, để lập quy hoạch nhân sự ngành GD&ĐT một cách khoa học. Phải có dự báo chuẩn về nhu cầu đào tạo GV các cấp, đảm bảo sự phát triển GD đúng hướng. Cần tăng cường tính công bằng và cạnh tranh trong tuyển dụng viên chức ngành GD. Đẩy mạnh quyền tự chủ của các trường, ưu tiên tự chủ tài chính gắn với vị trí việc làm và hiệu quả lao động…
Đặc biệt, cần sớm điều chỉnh, đưa vào Luật Giáo dục sửa đổi quy định về: thang - ngạch - bậc lương cán bộ quản lý GD, GV ngành GD&ĐT theo đúng tinh thầnNghị quyết số 29/NQ/TW của BCH Trung ương Đảng: Về chính sách đối với GV (trích nguyên văn): “Lương của nhà giáo được ưu tiên xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp và có thêm phụ cấp tùy theo tính chất công việc, theo vùng”.
* Hiến pháp 2013 quy định “giáo dục tiểu học là bắt buộc, Nhà nước không thu học phí”. Như vậy, các trường tiểu học công lập sẽ không được thu học phí của HS. Tuy nhiên, cơ chế tài chính đối với các trường tiểu học ngoài công lập (tư thục, dân lập, các trường có vốn đầu tư nước ngoài, các trường phi lợi nhuận) chưa được Luật Giáo dục hiện hành đề cập. Theo ông, cần bổ sung quy định vấn đề này trong Luật Giáo dục sửa đổi như thế nào?
- Như tôi đã nói, Luật Giáo dục chỉ quy định một cách khái quát và bao hàm đầy đủ những nội dung cơ bản. Xét theo logic, không thể suy luận kiểu như trên. Ngoài ra, cần thấy, nếu cho rằng xã hội phát triển, phụ huynh thông minh và hiểu biết hơn, nhu cầu phụ huynh ngày càng đa dạng, thì không có cớ gì để cào bằng...
Việc chúng ta thừa nhận khoa học Kinh tế học GD, bắt đầu sử dụng các thang đo về đánh giá phát triển năng lực, hướng đến sự hài lòng của người dùng để đánh giá hiệu quả GD, thì tại sao lại có thể quy định vào Luật mọi thứ theo kiểu định lượng. Chúng ta cần công bằng với nhau, cũng như công bằng với các dịch vụ GD. Nên nhìn xã hội nước ta đã - đang tiệm cận các nước phát triển, để có một tầm nhìn đầu tư đúng hướng, bảo đảm phát triển bền vững, có chọn lọc, có cạnh tranh...
* Xin cám ơn ông!