Lương của nhà giáo cần được xếp cao nhất trong hệ thống hành chính sự nghiệp

GD&TĐ - Trao đổi bên lề Quốc hội, nhiều đại biểu tán thành với chủ trương: Lương của nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp được đề cập trong dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi, bổ sung.

 Lương của nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp. Ảnh minh họa/internet
Lương của nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp. Ảnh minh họa/internet

Ông Đại biểu Nguyễn Văn Hiển - Đoàn Lâm Đồng:  Tăng lương được là tốt.

Về chính sách đối với nhà giáo, tôi đồng tính với nhiều ý kiến cho rằng, hiện nay nhìn chung lương của nhà giáo còn thấp, đặc biệt là nhà giáo ở bậc giáo dục mầm non, phổ thông.

Vì vậy, cần phải có cơ chế, chính sách tháo gỡ vấn đề này và cần thể chế hóa quan điểm của Đảng trong Nghị quyết số 29-NQ/TW vào Luật giáo dục (“Lương của nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp”).

Hiện nay, thang bảng lương của giáo viên thực sự chưa phù hợp, vì thế cần thiết kế lại. Mặc dù chúng ta có đội ngũ cán bộ công chức, viên chức trong ngành Giáo dục rất đông, trong khi nguồn ngân sách có hạn.

Tuy nhiên tôi cho rằng, trong tương lai vẫn tiếp tục phải có cải cách tiền lương sao cho phù hợp hơn. Và nếu tăng lương được thì tốt.

Ông Đại biểu Nguyễn Văn Hiển: Tăng lương được cho giáo viên là tốt.
Ông Đại biểu Nguyễn Văn Hiển: Tăng lương được cho giáo viên là tốt.

Giáo dục là quốc hàng đầu, vì vậy tôi cho rằng, chính sách của chúng ta không chỉ là vấn đề tiền lương. Để giáo dục phát triển đòi hỏi nhiều chính sách tổng thể, chứ không thể phụ thuộc vào nhà nước mãi được. Nhà nước nên tạo ra khung chuẩn để giáo dục phát triển một cách tự nhiên.

Còn về chính sách miễn học phí đến THCS, dưới góc độ của người dân nếu được như vậy thì quá tốt. Vấn đề đặt ra là, nhà nước có đủ năng lực để làm được việc này hay không.

Trước đây, hiến pháp đã đề cập rất rõ: Quyền được đi học miễn phí - đấy là những quyền của nhân dân. Muốn chính sách đi vào cuộc sống thì chúng ta phải đảm bảo nguồn lực.

* Ông Chu Lé Chừ (Chu Lê Chinh) - Đại biểu đoàn Lai Châu: Miễn học phí không nên cào bằng

Giáo dục nằm trong hệ thống bảng lương của công chức, viên chức. Tôi cũng đồng tình với nhiều đại biểu đề xuất, phải có thang bảng lương riêng cho ngành Giáo dục, nhất là giáo dục vùng sâu vùng xa vì đây là ngành đặc thù. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần phải nghiên cứu để làm sao phát huy được sự tác động của nó.

Rõ ràng, muốn để giáo dục đi lên, trước mắt phải đảm bảo đời sống của nhà giáo được tốt. Chúng ta phải tính toán chính sách tiền lương cho đội ngũ nhà giáo - nghề đặc thù trong các nghề đặc thù. Tôi cho rằng, đề cập đến vấn đề chính sách tiền lương cho giáo viên là hết sức cần thiết.

Ông Chu Lé Chừ (Chu Lê Chinh): Phải có thang bảng lương riêng cho ngành Giáo dục, nhất là giáo dục vùng sâu vùng xa vì đây là ngành đặc thù
Ông Chu Lé Chừ (Chu Lê Chinh):  Phải có thang bảng lương riêng cho ngành Giáo dục, nhất là giáo dục vùng sâu vùng xa vì đây là ngành đặc thù

Tuy nhiên, tôi hơi băn khoăn, nếu chúng ta có một bảng lương riêng cho giáo dục, mà giáo dục hiện nay nếu tính ra đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục cũng trên 2 triệu người, liệu ngân sách có đáp ứng được không.

Đối với chủ trương miễn học phí, dự thảo Luật Giáo dục đề xuất mở rộng đối tượng không phải đóng học phí đến học sinh THCS trường công lập là tốt. Tuy nhiên, theo tôi không nên miễn theo đại trà theo kiểu cào bằng, cần cơ chế để xã hội hóa đối với những vùng có kinh tế phát triển và chúng ta nên phát huy các nguồn lực xã hội.

Nên miễn học phí ở những nơi có điều kiện kinh tế, xã hội khó khăn, vùng sâu, vùng xa. Thậm chí nhà nước cần bao cho học sinh từ bậc mầm non đến THPT để các em có điều kiện đến trường, đến lớp đầy đủ, rút ngắn khoảng cách về giáo dục giữa vùng miền.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.