Lùi giờ vào lớp giúp sinh viên học tốt hơn

GD&TĐ - Những sinh viên ngủ đủ giấc thường học tập tốt hơn nhưng ngày học sớm có thể cản trở sinh viên ngủ ngon và tập trung trên lớp.

Sinh viên mất tập trung vào việc học do không ngủ đủ giấc.
Sinh viên mất tập trung vào việc học do không ngủ đủ giấc.

Ông Joshua J Goolge, PGS Trường Y khoa Duke - NUS, Singapore, cho biết đã có nhiều nghiên cứu về tác động của việc đi ngủ sớm, giờ học muộn hơn đến kết quả học tập và sức khỏe của học sinh phổ thông. Tuy nhiên, có ít nghiên cứu về vấn đề này trong sinh viên đại học.

Nhóm của ông Joshua đã nghiên cứu về tác động của giấc ngủ với sinh viên. Sinh viên thường bắt đầu ngày học từ khoảng 8 giờ sáng. Trong khảo sát hàng chục nghìn sinh viên, nhóm phát hiện lớp học sáng sớm khiến thời gian ngủ của sinh viên bị rút ngắn, tỷ lệ chuyên cần dưới 40%.

Sinh viên vào học sớm thường thiếu ngủ hoặc mất tập trung trong giờ học, gây ảnh hưởng đến quá trình thu nạp kiến thức. Nghiên cứu của nhóm Joshua cũng chỉ ra sinh viên thường xuyên học buổi sáng có điểm số thấp hơn.

Đồng tình một số sinh viên có kỷ luật sẽ tự giác đi ngủ vào một thời điểm hợp lý, nhưng ông Joshua nhấn mạnh vấn đề cơ địa sinh học.

Thông thường, con người sẽ đi ngủ muộn nhất vào cuối độ tuổi vị thành niên và đầu độ tuổi trưởng thành, độ tuổi của hầu hết sinh viên đại học. Nói cách khác, ở thời điểm là sinh viên đại học, về mặt sinh học, họ sẽ ngủ muộn hơn các độ tuổi khác. Điều này khiến nhiều người, ngay cả những sinh viên kỷ luật nhất, cũng khó ngủ sớm.

Dựa trên nghiên cứu này, ông Joshua khuyến nghị sinh viên nên bắt đầu ngày học từ 9 giờ sáng để cải thiện giấc ngủ và tỷ lệ chuyên cần.

Theo CNA

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Giá của thi trên mạng

GD&TĐ - Một phụ huynh có con đang học tại Trường Tiểu học Ngô Quyền (Đà Nẵng) đã mất 55 triệu đồng vì đăng ký cho con dự cuộc thi viết chữ đẹp trên mạng.