Luật Nhà giáo giúp tháo gỡ các vấn đề khó khăn, vướng mắc chung của ngành GD

GD&TĐ - Các thầy cô giáo Trường THPT Lê Quý Đôn, tỉnh Nam Định, mong chờ Luật Nhà giáo sớm được xây dựng để nhà giáo được pháp luật bảo hộ.  

Mong chờ Luật Nhà giáo sớm hoàn thành trình Quốc hội ban hành.
Mong chờ Luật Nhà giáo sớm hoàn thành trình Quốc hội ban hành.

Một bộ luật cần thiết để chi phối hoạt động chung

Bày tỏ niềm vui với việc Bộ GD&ĐT được Chính phủ giao xây dựng Luật Nhà giáo, thầy Nguyễn Văn Đằng - hiệu trưởng Trường THPT Lê Quý Đôn, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định, cho rằng:

Thực tế hiện nay, hệ thống pháp luật về nhà giáo hiện hành chưa hoàn toàn phù hợp với tính chất nghề nghiệp của nhà giáo. Các quy định của pháp luật hiện hành về nhà giáo do nhiều cơ quan ban hành nên còn thiếu tính đồng bộ, thống nhất và khó áp dụng trong thực tiễn. Những quy định về nhà giáo chủ yếu ở các văn bản dưới luật, nên ít nhiều ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của nhà giáo.

"Tôi và các thầy cô trong trường đọc rất kỹ những thông tin liên quan đến chỉ đạo của Chính phủ giao Bộ GD&ĐT xây dựng Luật Nhà giáo. Chúng tôi có niềm tin chắc rằng, Luật Nhà giáo ra đời sẽ khắc phục quan điểm áp dụng các chính sách chung của viên chức đối với nhà giáo.

Những lo lắng về tinh giản biên chế viên chức hành chính liên quan đến nhà giáo, chế độ phụ cấp, tuyển dụng, quy hoạch, phát triển đội ngũ nhà giáo... - khi Luật Nhà giáo chính thức ban hành sẽ là hành lang pháp lý để các cơ quan hữu quan dựa vào đó lên kế hoạch triển khai phù hợp với nhu cầu, theo đúng tinh thần luật định.

Luật Nhà giáo ra đời sẽ khắc phục quan điểm áp dụng các chính sách chung của viên chức đối với nhà giáo.

Luật Nhà giáo ra đời sẽ khắc phục quan điểm áp dụng các chính sách chung của viên chức đối với nhà giáo.

Có thể nói Dự thảo Luật Nhà giáo được Bộ GD&ĐT đề nghị xây dựng trong thời điểm này, là cả một quá trình lắng nghe từ chính đội ngũ nhà giáo, những người đang thực hiện sứ mệnh trăm năm trồng người.

Chỉ đạo của Chính phủ giao cho Bộ GD&ĐT triển khai xây dựng Luật Nhà giáo, không chỉ thể hiện tinh thần trách nhiệm cao mà còn phản ánh sự đồng thuận cao từ dư luận xã hội, ủng hộ và trân trọng nghề Nhà giáo - nghề cao quý. Luật ban hành sẽ khắc phục những bất cập hiện nay, khi các nhóm chính sách vẫn được quy định lẻ tẻ ở các văn bản khác nhau, thiếu hành lang pháp lý bảo vệ lợi ích chính đáng của nhà giáo.

Động lực để nhà giáo cống hiến nhiều hơn

Thực tế cho thấy, việc quản lý biên chế còn chồng chéo giữa cơ quan Nội vụ và Giáo dục. Ngành GD&ĐT được giao biên chế trong khi thẩm quyền tuyển dụng lại thuộc cơ quan Nội vụ. Chính vì vậy, ngành GD&ĐT không chủ động được biên chế. Việc tinh giản biên chế không gắn với thực trạng số trường, lớp là không phù hợp.

Bên cạnh đó, nhà giáo phải chịu tác động của nhiều quy định đánh giá, xếp loại chồng chéo, phải đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên lại vừa phải đánh giá xếp loại viên chức..., gây ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý chung của đội ngũ nhà giáo.

Luật Nhà giáo chính thức ban hành sẽ là động lực để giáo viên yêu và gắn bó với nghề.

Luật Nhà giáo chính thức ban hành sẽ là động lực để giáo viên yêu và gắn bó với nghề.

Hiện nay, Trường THPT Lê Quý Đôn và hệ thống giáo dục trên cả nước nói chung đang triển khai thực hiện đổi mới chương trình phổ thông và sách khoa theo Nghị quyết 88, Nghị quyết 51 của Quốc hội. Vấn đề biên chế giáo viên, phụ cấp.... đều cần phải được tính đến.

Khi chưa có Luật Nhà giáo việc triển khai sẽ khó khăn khi phải chi phối bằng những bộ luật, quy định khác. Thế nên, việc xây dựng Luật Nhà giáo trong thời điểm này là cần thiết và có sức thuyết phục vì Luật Nhà giáo sẽ là căn cứ pháp lý cao nhất để dựa vào đó các địa phương, nhà trường thực hiện.

Vẫn biết, có những khó khăn khách quan vì ngành giáo dục chiếm số lượng lớn viên chức trên cả nước, nhưng không thể khó mà chưa làm. Cần thiết phải sớm có bộ luật riêng bao quát, chi phối được hết các hoạt động của Nhà giáo. Kỳ vọng khi Luật Nhà giáo được ban hành sẽ góp phần giải quyết, tháo gỡ được các vấn đề khó khăn, vướng mắc chung của toàn ngành như chế độ chính sách đối với nhà giáo, khẳng định vị thế của nhà giáo, việc đối xử với nhà giáo chưa tương xứng về lương, thưởng... Những vấn đề trên chỉ có thể giải quyết một cách thấu đáo khi Luật Nhà giáo chính thức có hiệu thực thi hành.

"Cuối tháng 6 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ thống nhất đề xuất của Bộ GD&ĐT về Tờ trình Dự thảo xây dựng Luật Nhà giáo. Trong nội dung Tờ trình xây dựng Luật Nhà giáo, Bộ GD&ĐT có nêu, hiện có các luật trực tiếp quy định các vấn đề về nhà giáo, bao gồm: Luật Giáo dục năm 2019, Luật Giáo dục đại học (năm 2012 và sửa đổi năm 2018), Luật Giáo dục nghề nghiệp năm 2014. Bên cạnh, hoạt động nghề nghiệp của nhà giáo cũng chịu sự chi phối bởi hơn 100 văn bản dưới luật. Từ thực tế trên đặt ra vấn đề cần thiết phải có bộ luật riêng về Nhà giáo là hành lang pháp lý điều hành hoạt động của Nhà giáo" - - Thầy giáo Nguyễn Văn Đằng chia sẻ.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

GD&TĐ - Kỷ niệm 20 năm được xếp hạng Di tích Lịch sử quốc gia, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động văn hóa tôn vinh giá trị di sản.