Mong chờ Luật Nhà giáo để nhận sự quan tâm, động viên gắn bó với nghề

GD&TĐ - Cô Bùi Thanh Anh - Hiệu trưởng Trường Mầm non song ngữ MerryStar cho biết mình và đồng nghiệp hết sức vui mừng và chờ mong sớm có Luật Nhà giáo.

Luật Nhà giáo, mong chờ để có được sự quan tâm, động viên gắn bó với nghề.
Luật Nhà giáo, mong chờ để có được sự quan tâm, động viên gắn bó với nghề.

Động viên thầy cô gắn bó với nghề

Cô Bùi Thanh Anh - Hiệu trưởng mầm non song ngữ MerryStar cho biết cô và các đồng nghiệp hết sức vui mừng và chờ mong sớm có Luật Nhà giáo. Nghị quyết 95/NQ-CP được giao Bộ GD&ĐT xây dựng Luật Nhà giáo, là một cánh cửa tạo động lực rất lớn cho những người làm trong ngành giáo dục. Nghị quyết thể hiện rõ sự quan tâm của Chính phủ đối với chuyên ngành đặc thù.

"Nghiên cứu kỹ tinh thần Nghị quyết, tôi thấy các nội dung thể hiện sự quan tâm lớn đến các nhà giáo, quyền bình đẳng và chế độ, chính sách động viên thầy cô để gắn bó với nghề. Đó là: Chính sách 1 - Định danh nhà giáo; Chính sách 2 - Tiêu chuẩn và chức danh nhà giáo; Chính sách 3 - Tuyển dụng, sử dụng và chế độ làm việc của nhà giáo; Chính sách 4 - Đào tạo, bồi dưỡng, đãi ngộ và tôn vinh nhà giáo; Chính sách 5 - Quản lý nhà nước về nhà giáo", cô Bùi Thanh Anh chia sẻ.

Cô Bùi Thanh Anh - Hiệu trưởng Trường Mầm non song ngữ MerryStar cho biết mình và đồng nghiệp hết sức vui mừng và chờ mong sớm có Luật Nhà giáo.

Cô Bùi Thanh Anh - Hiệu trưởng Trường Mầm non song ngữ MerryStar cho biết mình và đồng nghiệp hết sức vui mừng và chờ mong sớm có Luật Nhà giáo.

Các nội dung Nghị định thể hiện tính nhân văn và quy phạm pháp luật hết sức rõ ràng để nhà giáo được pháp luật bảo hộ quyền, đồng thời quy định rõ trách nhiệm, đó là:

Định danh nhà giáo là xác định vị trí của công việc đó trong bối cảnh xã hội nói chung. Với giáo dục, việc được định danh rõ ràng và có những tiêu chí cụ thể chính là công cụ để mỗi người làm nghề tự soi vào, tự nhận diện bản thân và phấn đấu .

Đối với cấp học mầm non, giáo viên mầm non hoàn toàn xứng đáng để được nhận diện như một nhà giáo thực thụ. Họ là những người đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ sự phát triển của trẻ và xây dựng nền tảng giáo dục sớm cho tương lai.

Nhà giáo mầm non thường có đam mê và tình yêu lớn đối với việc giảng dạy, chăm sóc trẻ nhỏ. Họ đặt trái tim và tâm hồn vào công việc giáo dục, đồng hành chịu trách nhiệm với phụ huynh trong sự phát triển toàn diện của trẻ mầm non. Họ có khả năng giao tiếp hiệu quả với đa dạng các đối tượng, đặc biệt là trẻ nhỏ.

Luật Nhà giáo sẽ là niềm động viên lớn để các thầy cô gắn bó với nghề,

Luật Nhà giáo sẽ là niềm động viên lớn để các thầy cô gắn bó với nghề,

Nhà giáo mầm non có khả năng biến hóa linh hoạt để đưa những kiến thức được đào tạo vào thực tế hiệu quả. Liên tục cập nhật theo sự phát triển chung. Linh hoạt và sáng tạo cùng năng lực học sinh, đáp ứng sự thay đổi liên tục của trẻ nhỏ là một minh chứng để thấy họ xứng đáng là những Nhà giáo thực thụ.

Tính kiên nhẫn và nhẫn nại là phẩm chất quan trọng, đặc thù của nghề mầm non. Những Nhà giáo mầm non thường xuyên phải đối mặt với những thách thức từ trẻ em trong cả công tác chăm sóc và dạy học, và chỉ có sự yêu nghề, bản lĩnh Nhà giáo, sự kiên trì, nhẫn nại mới giúp họ thành công.

Đặc biệt đối với những giáo viên các cơ sở giáo dục ngoài công lập, việc định danh được công việc, vị trí của họ sẽ là động lực lớn để họ tiếp tục cống hiến, thấy được giá trị nghề của mình trong xã hội.

Tiêu chuẩn và tôn vinh

Cô Bùi Thanh Anh cho biết: Bộ tiêu chuẩn và chức danh Nhà giáo có ý nghĩa quan trọng trong việc cải thiện chất lượng giáo dục, đảm bảo sự phát triển nghề của giáo viên, xây dựng lòng tin của cộng đồng vào hệ thống giáo dục. Đây sẽ là thước đo để đánh giá về năng lực nhà giáo và các chế độ phúc lợi đi kèm.

Mong Luật Nhà giáo ban hành, tạo sự bình đẳng trong hoạt động nghề nghiệp.

Mong Luật Nhà giáo ban hành, tạo sự bình đẳng trong hoạt động nghề nghiệp.

Với các nhà giáo dục, cho dù họ ở môi trường nào, họ cũng cần được hưởng bình đẳng và các chế độ, chính sách, phúc lợi xã hội như nhau. Các văn bản hiện tại đang phù hợp với các nhà giáo công lập nhiều hơn mà chưa có sự chỉ đạo cụ thể để đảm bảo quyền lợi với những nhà giáo ngoài công lập.

Rất mong với luật được xây dựng và ban hành tới đây, sẽ rõ ràng hơn trong các quy định về quyền và nghĩa vụ, để đảm bảo quyền lợi chung cho những nhà giáo không kể trường công, trường tư. Luật Nhà giáo sẽ thực sự là hành lang pháp lý, tạo công bằng, là cách thể hiện sự tôn vinh đối với nhà giáo một cách cụ thể.

Chúng tôi mong đợi có một hệ thống tiêu chí đánh giá phù hợp với các Nhà giáo dù họ có làm trong công lập hay ngoài công lập. Tất cả nhà giáo đều nhận được quyền lợi công bằng và xứng đáng, không có sự phân biệt. Họ sẽ cùng nhận được các cơ hội để phát triển nghề nghiệp tốt nhất và được đóng góp và sự phát triển trong hệ thống giáo dục.

Đối với các trường ngoài công lập, chúng tôi mong đợi luật giáo dục sẽ cung cấp cho giáo viên sự hỗ trợ trong việc phát triển nghề nghiệp. Chúng tôi kỳ vọng rằng luật sẽ xác định các cơ hội đào tạo và phát triển nghề nghiệp, bao gồm các chương trình đào tạo, các khóa học cập nhật kiến thức và cơ hội tham gia nghiên cứu, phát triển trong lĩnh vực giáo dục. Sự hỗ trợ này không chỉ mang lại lợi ích và sự đồng bộ cho đội ngũ giáo viên cả trong và ngoài công lập mà còn đảm bảo rằng họ có thể cung cấp giáo dục tốt nhất cho học sinh. - Cô Bùi Thanh Anh

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.

Luật sư tư vấn pháp luật miễn phíPhương pháp chạy deadline hiệu quảTìm hiểu mbti và cách áp dụng