Luật hóa quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục sẽ buộc địa phương nghiêm túc thực hiện

GD&TĐ - Nếu vấn đề quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục được luật hoá thì tính pháp lý sẽ cao hơn, tạo ra sự thống nhất trong cả nước và bắt buộc các địa phương phải thực hiện nghiêm túc. GS.TS Đinh Xuân Khoa – Hiệu trưởng Trường ĐH Vinh - cho biết như vậy khi trao đổi xung quanh dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

GS.TS Đinh Xuân Khoa cho biết: Xuất phát từ định hướng quan điểm, mục tiêu xây dựng hệ thống giáo dục quốc dân mở, linh hoạt, liên thông, đáp ứng nhu cầu học tập suốt đời của mọi người, trong thời gian qua Bộ GD&ĐTvà các địa phương đã triển khai rà soát quy hoạch lại mạng lưới cơ sở giáo dục để thống nhất quan điểm, tầm nhìn và nâng cao hiệu quả của toàn hệ thống giáo dục quốc dân.

Tuy nhiên, việc này chưa có các các tiêu chuẩn, quy chuẩn của cơ sở giáo dục do cơ quan có thẩm quyền ban hành, chưa được “luật hóa”. Nếu được luật hoá thì tính pháp lý sẽ cao hơn, tạo ra sự thống nhất trong cả nước và bắt buộc các địa phương phải thực hiện nghiêm túc.

 Việc bổ sung Điều 14a vào Luật lần này tạo hành lang pháp lý quan trọng để giúp cho các nhà lãnh đạo, quản lý nắm bắt được xu thế phát triển giáo dục của địa phương từ đó hoạch định đường lối phát triển giáo dục và đào tạo của địa phương phù hợp với tình hình trong từng giai đoạn.
GS.TS Đinh Xuân Khoa

Nhận thức sâu sắc trước yêu cầu trên, dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung Luật Giáo dục đã bổ sung Điều 14a, Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục với 4 nội dung đáng chú ý:

Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục theo vùng lãnh thổ, trên toàn quốc và từng địa phương, cho từng thời kỳ để cụ thể hóa chiến lược phát triển giáo dục; Khẳng định các yêu cầu, căn cứ để xây dựng quy hoạch; Trách nhiệm lập quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông và giáo dục thường xuyên thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện; Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp thực hiện theo quy định của Luật Giáo dục đại học, Luật Giáo dục nghề nghiệp.

Hiệu trưởng Trường ĐH Vinh cho rằng, việc bổ sung Điều 14a vào Luật lần này tạo hành lang pháp lý quan trọng để giúp cho các nhà lãnh đạo, quản lý nắm bắt được xu thế phát triển giáo dục của địa phương từ đó hoạch định đường lối phát triển giáo dục và đào tạo của địa phương phù hợp với tình hình trong từng giai đoạn.

Đồng thời, giúp cho các cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục xác định được nhu cầu xây dựng các điều kiện để đảm bảo cho sự phát triển giáo dục và đào tạo trong từng giai đoạn. Từ đó để tham mưu xây dựng cơ sở vật chất, đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục,... đáp ứng yêu cầu của sự phát triển.

Nội dung bổ sung nói trên cũng góp phần thực hiện tốt công tác xã hội hoá giáo dục, kêu gọi đầu tư của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước cho sự phát triển giáo dục và hợp tác quốc tế.

"Quy hoạch mạng lưới còn là cơ sở quan trọng để quy hoạch nguồn nhân lực bền vững cho giáo dục, để các địa phương có cơ sở “đặt hàng” cho các trường sư phạm đào tạo, bồi dưỡng, phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục có chất lượng cao, tránh trình trạng “vừa thừa vừa thiếu” như những năm qua" - GS Đinh Xuân Khoa nêu quan điểm.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Học sinh hào hứng dưới sự chỉ dẫn của nghệ nhân.

Truyền dạy văn hoá Hrê trong trường học

GD&TĐ - Tại huyện miền núi Ba Tơ (tỉnh Quảng Ngãi) nhiều lớp dạy cồng chiêng, múa hát dân ca,… được tổ chức để truyền dạy cho thế hệ con em người Hrê.
Có vẻ như ung thư đang phát triển nhanh hơn và nguy hiểm hơn trước đây. (Ảnh: ITN)

Lý do ung thư ngày càng trẻ hóa

GD&TĐ - Theo vox.com, những người trưởng thành ở độ tuổi sung sức nhất, thường có bề ngoài khỏe mạnh, đang chết vì những căn bệnh ung thư ác tính.