Luật Giáo dục (sửa đổi) cơ bản đáp ứng điều kiện để được xem xét, thông qua

Ông Phan Thanh Bình trình bày Báo cáo sáng 14/6. Ảnh: Quang Khánh
Ông Phan Thanh Bình trình bày Báo cáo sáng 14/6. Ảnh: Quang Khánh

Báo cáo nêu rõ, ngày 21/5/2019, Quốc hội đã cho ý kiến về dự thảo Luật Giáo dục (sửa đổi). Đa số ý kiến đại biểu Quốc hội(ĐBQH) nhất trí với nội dung dự thảo Luật đã được chỉnh lý; đánh giá cao việc tiếp thu, giải trình đầy đủ, nghiêm túc các ý kiến góp ý và cho rằng dự thảo Luật cơ bản đáp ứng điều kiện để được xem xét, thông qua trong Kỳ họp này.

Trên cơ sở nghiên cứu ý kiến ĐBQH đóng góp hoàn thiện thêm đối với dự thảo Luật, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) xin báo cáo tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự thảo Luật trình Quốc hội xem xét, thông qua.

Hội trường Quốc hội sáng 14/6. Ảnh: Quang Khánh
 Hội trường Quốc hội sáng 14/6.        Ảnh: Quang Khánh

Theo đó, một trong những nội dung được nhiều đại biểu quan tâm đó là: Về triết lý giáo dục. Về vấn đề này, UBTVQH báo cáo như sau: trong dự thảo Luật, triết lý giáo dục Việt Nam đã được thể hiện qua mục tiêu “phát triển toàn diện con người Việt Nam” (Điều 2); qua tính chất của nền giáo dục xã hội chủ nghĩa: nhân dân, dân tộc, khoa học và hiện đại (Điều 3); qua nội dung, phương pháp giáo dục và chính sách phát triển giáo dục được thể hiện xuyên suốt trong toàn Luật.

Về tinh thần học tập suốt đời, xây dựng xã hội học tập, dự thảo Luật đã thể hiện trong Mục Giáo dục thường xuyên và các điều khoản liên quan. Tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, để làm rõ hơn mục tiêu giáo dục, UBTVQH đã chỉnh lý lại Điều 2 như quy định của dự thảo Luật.

Về giáo dục phổ thông; báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết: Có ý kiến đề nghị giảm bớt số lượng môn học nhằm giảm tải chương trình học và giảm áp lực cho học sinh. UBTVQHxin được báo cáo như sau: số lượng các môn học được quy định trong Chương trình GDPT, Luật Giáo dục quy định mang tính nguyên tắc về yêu cầu, việc thẩm định, ban hành chương trình GDPT.

Việc bảo đảm chương trình giáo dục đáp ứng nhu cầu của phát triển xã hội, phù hợp với thông lệ quốc tế, tâm sinh lý học sinh được giao cho Bộ trưởng Bộ GDĐT quyết định với sự giám sát của Quốc hội và xã hội như quy định của dự thảo Luật (các điều 8, 31).

Về sách giáo khoa: Có ý kiến đề nghị quy định sách giáo khoa (SGK) phải được sử dụng ổn định, lâu dài; có ý kiến đề nghị giao Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định việc lựa chọn SGK; có ý kiến đề nghị giao thẩm quyền cho Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ thành lập Hội đồng quốc gia thẩm định SGK GDPT.

UBTVQH xin được báo cáo như sau: ý kiến của đa số ĐBQH đồng ý pháp điển hóa Nghị quyết 88/2014/QH13 của Quốc hội XIII về: có một chương trình giáo dục phổ thông thống nhất cả nước, có một số SGK cho mỗi môn học, giao Bộ trưởng Bộ GDĐT chịu trách nhiệm về chất lượng và quyết định ban hành SGK sử dụng trong cả nước.

Về thẩm quyền quyết định việc lựa chọn SGK để sử dụng ổn định trong các cơ sở GDPT trên địa bàn, tiếp thu ý kiến của các vị ĐBQH, Điều 32 dự thảo Luật đã được chỉnh lý cho phù hợp với quy định của Luật tổ chức chính quyền địa phương.

Về Hội đồng quốc gia thẩm định SGK GDPT, tiếp thu ý kiến của các vị ĐBQH, dự thảo Luật đã quy định cụ thể về thành phần Hội đồng quốc gia thẩm định SGK, bao gồm các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, nhà khoa học có kinh nghiệm, uy tín về giáo dục và đại diện các cơ quan, tổ chức có liên quan. Hội đồng phải có ít nhất một phần ba tổng số thành viên là các nhà giáo đang giảng dạy ở cấp học tương ứng.

Trên cơ sở quy định cụ thể về thành phần, cơ cấu này, việc giao Bộ trưởng Bộ GDĐT thành lập Hội đồng quốc gia thẩm định SGK theo từng môn học ở từng cấp học, để thẩm định SGK và chịu trách nhiệm về SGK GDPT là phù hợp với thẩm quyền chuyên môn mà vẫn bảo đảm tính khách quan. Vì vậy, UBTVQH đề nghị xin được giữ như dự thảo Luật (Điều 32).

>>>>XEM CHI TIẾT TẠI ĐÂY

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ