Luật GDĐH cần điều chỉnh theo hướng tăng tính tự chủ cho các trường

GD&TĐ - "Tăng tính tự chủ cho các trường", đó là một trong những đề xuất được nêu ra tại hội thảo “Hoàn thiện chính sách, pháp luật về đại học tư thục” do Ủy ban Văn hóa Giáo dục Thanh niên Thiếu niên và Nhi đồng Quốc hội vừa tổ chức tại TPHCM. 

Ban chủ tọa tại hội nghị lấy ý kiến đóng góp về Dự thảo Luật GDĐH sửa đổi một số điều
Ban chủ tọa tại hội nghị lấy ý kiến đóng góp về Dự thảo Luật GDĐH sửa đổi một số điều

PGS.TS Phan Thanh Bình - Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa Giáo dục Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng Quốc hội cho rằng, thời gian qua các trường tư thục phát triển tốt, nhưng bên cạnh đó còn có nhiều vấn đề giữa Hội đồng quản trị và Hiệu trưởng cùng các thành viên, có sự mua bán giữa các trường tư thục, vì vậy luật nên có điều khoản quản lý và cũng cần làm rõ trường tư thục và trường tư thục không vì lợi nhuận.

Trong đó, Nhà nước (cụ thể là Luật) cũng cần minh định rõ vị trí của trường tư nằm ở đâu trong hệ thống giáo dục, trường không nhiều, số lượng sinh viên thấp (20%)?. Hệ thống quản lý nhà nước với các trường tư thục đã đủ chưa, cần bỏ và cần hỗ trợ những gì?...để từ đó có các điều chỉnh cho phù hợp

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Văn Phúc nhìn nhận: Các trường tư thục tác động lớn đến huy động nguồn lực, xã hội hóa. Vì vậy, làm sao để việc sửa đổi bổ sung Luật GDĐH lần này tạo khuôn khổ pháp lý để trường tư phát triển mạnh hơn với chất lượng cao hơn đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực.

PGS.TS Phan Thanh Bình đánh giá cao những đóng góp trực diện của các đại biểu cho Dự thảo Luật GDĐH sửa đổi
PGS.TS Phan Thanh Bình đánh giá cao những đóng góp trực diện của các đại biểu cho Dự thảo Luật GDĐH sửa đổi

Tại hội thảo, các đại biểu đã nêu ra kinh nghiệm của quốc tế về chính sách, quy định pháp luật để đại học tư thục phát triển. Sự bất bình đẳng giữa trường công và trường tư, những bất cập trong hệ thống pháp lý và đưa ra đề xuất là cần điều chỉnh Luật GDĐH theo hướng tăng tính tự chủ cho các trường, gắn với tự chịu trách nhiệm, không phân biệt công – tư.

Đặc biệt, nhiều kiến nghị nêu ra Nhà nước nên mạnh dạn giao quyền tự chủ toàn bộ cho các trường đại học tư thục, cũng như các trường công lập đã tự chủ tài chính. 

Là cơ sở giáo dục đã có đề án về Đại học trọng điểm trình Ủy ban Văn hóa Giáo dục Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng, Quốc hội, các bộ, ban ngành trung ương và địa phương, Trường ĐH Nguyễn Tất Thành đã đưa ra 4 kiến nghị cho Dự thảo sửa đổi Luật GDĐH lần này-nhất là với các trường đại học tư thục.

Đó là cần thêm đánh giá về hạn chế của GDĐH tư thục, tạo cơ sở để đề ra sửa đổi và bổ sung phù hợp. Bên cạnh đó Luật  nên có một chương riêng tập trung những Điều, Khoản hết sức đặc thù của GDĐH tư thục.

Bởi theo quan điểm của  PGS.TS Nguyễn Mạnh Hùng- Hiệu trưởng Trường ĐH Nguyễn Tất Thành việc có chương riêng về Luật GDĐH tư thục giúp nâng cao vị thế và đưa những điều, khoản có tính hệ thống nhất quán và chi tiết hơn.

Theo ý kiến riêng của GS Nguyễn Lộc- Phó hiệu trưởng Trường ĐH Nguyễn Tất Thành Luật GDĐH sắp tới cần giải thích rõ hơn về đại học tư thục không vì lợi nhuận và cần được vận hành thông qua Hội đồng ủy thác và theo cơ chế tự chủ.

Đặc biệt, GS Lộc đề xuất Bộ GD&ĐT xem xét đưa thêm điều khoản cho các trường ĐH tư thục đã được kiểm định được tự chủ về nhân sự, tự chủ về giảng viên, được mời giảng viên cơ hữu từ doanh nghiệp tổ chức bên ngoài theo quy định cụ thể, tăng cường tự chủ về quy định giờ chuẩn.

PGS.TS Nguyễn Tấn Phát- nguyên Thứ trưởng Bộ GD&ĐT cũng nhìn nhận: Những nội dung về GDĐH tư thục được đề cập ở Dự thảo Luật GDĐH lần này đã thể hiện được tầm tư duy, suy nghĩ đối với vai trò, vị trí của GDĐH tư thục đối với nền hệ thống GDĐH nước nhà. Tuy nhiên, theo PGS.TS Nguyễn Tấn Phát để Luật GDĐH hoàn thiện hơn thì Bộ GD&ĐT cần làm rõ hơn nữa vai trò, vị trí của GDĐH tư thục.

Đông đảo các trường đại học tư thục và chuyên gia đã cùng nhau góp ý, kiến nghị nhiều vấn đề cho Dự thảo Luật GDĐH
Đông đảo các trường đại học tư thục và chuyên gia đã cùng nhau góp ý, kiến nghị nhiều vấn đề cho Dự thảo Luật GDĐH

 “GDĐH tư thục chúng ta cần phải coi nó như cánh trái của con đại bàng, còn GDĐH công lập là cánh phải. Hau cánh chim này cần phải được đập cùng nhịp với nhau thì chúng ta (hệ thống GDĐH) mới có sức mạnh làm động lực thúc đẩy cho hệ thống GDĐH phát triển bền vững.

Luật GDĐH lần nay làm sao thiết kế theo tinh thần đó, bởi vì xã hội chưa thể có nhận thức đầy đủ về vai trò của giáo dục tư thục”-PGS.TS Nguyễn Tấn Phát nhấn mạnh.

Theo PGS.TS Phan Thanh Bình, việc tham vấn ý kiến các chuyên gia, các nhà khoa học, các cơ sở giáo dục ngoài công lập tại khu vực phía Nam ở hội thảo lần này là cơ sở cho việc về hoàn thiện chính sách, pháp luật về đại học tư thục qua đó bổ sung cơ sở lý luận và thực tiễn để thẩm tra việc sửa đổi, bổ sung Luật GD&ĐT trình Quốc hội vào năm 2018.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Toan tính lâu dài

GD&TĐ - Cùng với việc Tổng thống Nga Vladimir Putin chính thức nhậm chức nhiệm kỳ thứ 5, toàn bộ Chính phủ Nga từ chức.