Lồng ghép nội dung quyền con người trong chương trình giáo dục bậc trung học

GD&TĐ - Sáng 28/12, Bộ GD&ĐT tổ chức hội thảo trực tuyến về dạy học nội dung quyền con người trong chương trình giáo dục cấp THCS và cấp THPT.

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ phát biểu tại hội thảo.
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ phát biểu tại hội thảo.

Phát biểu khai mạc, Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ nhấn mạnh, giáo dục quyền con người được quy định trong nhiều văn kiện quốc tế về quyền con người.

Các văn kiện này tạo thành cơ sở pháp lý quan trọng cho hoạt động tuyên truyền, giáo dục quyền con người, cũng như cung cấp khái niệm cơ bản và chung nhất, được cộng đồng quốc tế thừa nhận về giáo dục quyền con người.

Thứ trưởng viện dẫn, ngày 5/9/2017, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án 1309/QĐ-TTg về việc “Đưa nội dung quyền con người vào chương trình giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân”; trong đó xác định mục tiêu đối với cấp THPT là: Hiểu được kiến thức cơ bản về quyền con người; phát triển kỹ năng tự bảo vệ quyền của bản thân và của người khác.

Đồng thời, nâng cao hiểu biết về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc bảo đảm quyền con người, quyền công dân và xây dựng thái độ, ý thức tôn trọng quyền con người, quyền công dân, sự khoan dung, bình đẳng, đoàn kết dân tộc và quốc tế.

Theo Thứ trưởng, nội dung quyền con người được lồng ghép tích hợp vào nhiều môn học trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Tuy nhiên, cần hệ thống hóa để giáo viên dễ dạy, học sinh dễ học, dễ hiểu hơn.

Muốn vậy, cần có tài liệu hướng dẫn để giáo viên có thể lồng ghép nội dung giáo dục về quyền con người vào giảng dạy. Ngoài ra, cần đẩy mạnh công tác tập huấn, bồi dưỡng cho giáo viên để các thầy, cô có thể giảng dạy nội dung này.

TS Đỗ Đức Quế nhấn mạnh đến yêu cầu về mục tiêu và định hướng khi tổ chức thực hiện giáo dục quyền con người trong chương trình giáo dục cấp THCS và cấp THPT.

TS Đỗ Đức Quế nhấn mạnh đến yêu cầu về mục tiêu và định hướng khi tổ chức thực hiện giáo dục quyền con người trong chương trình giáo dục cấp THCS và cấp THPT.

Nhắc đến 3 việc quan trọng cần làm, Thứ trưởng gợi mở, việc giáo dục quyền con người cần được lồng ghép như thế nào? Tiếp đến, bổ sung và hệ thống hóa thành chương trình, để quyền con người được giáo dục đầy đủ. Qua đó, học sinh có kỹ năng bảo vệ quyền của mình và của người khác. Mặt khác, cần có phương thức tổ chức thực hiện từ cách thức tổ chức giảng dạy, cơ sở vật chất, xây dựng tài liệu cho đến các điều kiện hỗ trợ khác.

Nhấn mạnh đến yêu cầu về mục tiêu và định hướng khi tổ chức thực hiện; TS Đỗ Đức Quế - Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học (Bộ GD&ĐT) – trao đổi, đảm bảo việc tích hợp và lồng ghép nội dung giáo dục quyền con người phải cùng hướng tới thực hiện các mục tiêu phẩm chất và năng lực được xác định trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018 nói chung và Chương trình môn Giáo dục công dân nói riêng, cũng như phù hợp với mục tiêu về giáo dục quyền con người.

Đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ và toàn diện trong việc giáo dục quyền con người khi triển khai các hoạt động dạy học, hoạt động giáo dục. Điều này có nghĩa rằng, các thông điệp, các hành động cụ thể nhằm thể hiện các nội dung về quyền con người cần được truyền tải tới học sinh một cách nhất quán, mang tính nhắc lại hoặc kế thừa lẫn nhau trong tất cả các hoạt động của môn học được triển khai tại nhà trường.

Đại diện Sở GD&ĐT Ninh Thuận phát biểu tham luận theo hình thức trực tuyến.

Đại diện Sở GD&ĐT Ninh Thuận phát biểu tham luận theo hình thức trực tuyến.

TS Đỗ Đức Quế nhấn mạnh, khi thiết kế các hoạt động học có tích hợp nội dung giáo dục quyền con người cần lưu ý tới việc lựa chọn nội dung tích hợp. Việc lựa chọn nội dung phải được thực hiện trên cơ sở phân tích yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực của từng chủ đề/bài học mà chương trình môn học đã quy định.

Đồng thời, phải đảm bảo tính cơ bản, cốt lõi, khoa học, hiện đại làm cơ sở cho việc hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực phù hợp với người học, không làm tăng yêu cầu cần đạt được quy định trong chương trình môn học.

Hội thảo được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến.

Hội thảo được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến.

Ngày 21/12/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 34/CT-TTg về việc tăng cường thực hiện đề án đưa nội dung quyền con người vào chương trình giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân.

Thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, Bộ GD&ĐT đã tổ chức và phối hợp tổ chức nhiều hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục kiến thức về quyền con người cho học sinh phổ thông nhằm giúp các em nâng cao nhận thức, hiểu biết về quyền con người, quyền và nghĩa vụ của công dân; tự bảo vệ quyền của mình và bảo vệ quyền của người khác khi có sự vi phạm.

Hiện nay, nội dung về quyền con người đã được đưa vào chương trình giáo dục của một số môn học như: đạo đức, giáo dục công dân, thông qua các bài học thuộc mạch giáo dục pháp luật. Tuy đã đạt được một số kết quả quan trọng nhưng giáo dục quyền con người vẫn cần được tiếp tục tích hợp, lồng ghép vào chương trình giáo dục ở các lớp, bậc học khác nhau. Việc tích hợp này là cần thiết.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Tiền đạo Tottenham lên chức bố

Tiền đạo Tottenham lên chức bố

GD&TĐ - Tiền đạo Richarlison của Tottenham và tuyển Brazil vừa thông báo anh sắp được làm bố khi bạn gái Amanda Araujo đang mang thai.