Lợn không như cà phê

GD&TĐ - Tại cuộc họp của Ban chỉ đạo điều hành giá do Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ chủ trì hôm 25/12, bàn về giá thịt lợn đang tăng phi mã, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến nói rằng đang có hiện tượng găm hàng để chờ giá “kịch khung” thì người chăn nuôi lợn mới cho xuất chuồng.

Ảnh minh họa/INT
Ảnh minh họa/INT

Thứ trưởng Tiến dẫn chứng, vừa qua, đi kiểm tra một số nơi ở Bắc Giang và Hưng Yên, đoàn kiểm tra phát hiện giá lợn ở đó lên tới 140.000 đồng -170.000 đồng/kg hơi nhưng người chăn nuôi vẫn không muốn bán.

Nhận định trên của lãnh đạo Bộ NN&PTNT đã gặp những phản ứng trái chiều của nhiều cơ sở chăn nuôi trong cả nước. Họ nói rằng, con lợn chứ không phải cà phê mà “găm” hàng chờ giá lên thì mới bán. “Găm” thêm một ngày trong chuồng là phải tốn thêm chi phí thức ăn để nuôi chúng.

Hơn nữa, dịch tả lợn châu Phi tuy có lắng xuống như luôn tiềm ẩn nguy cơ quay trở lại. Chỉ cần một trục trặc nhỏ nào đó trong khâu cung cấp thức ăn cho lợn có mang mầm dịch hoặc vi rút dịch lây lan đâu đó rồi xâm nhập vào cơ sở chăn nuôi thì coi như toàn bộ đàn lợn phải bị tiêu hủy.

Đợi tăng giá “kịch trần” kiếm thêm năm bảy chục triệu đồng, thậm chí vài trăm triệu đồng thì chẳng thấy đâu nhưng nếu dịch ập đến thì trắng tay, mất tiền tỉ là điều khó tránh khỏi. Không một ai đám chắc rằng, đàn lợn của mình sẽ an toàn cho đến khi xuất chuồng cả. Vì vậy, nói “găm” hàng đợi giá là phi thực tế.

Cũng có thể một số nơi mà đoàn đi kiểm tra, trọng lượng của con lợn chưa đến “khung” để xuất chuồng nên người chăn nuôi phải đợi đến tháng đến ngày mới bán chứ không phải là “găm”.

Hơn một năm trước, giá thịt lợn đã rơi tận đáy với khoảng 20 - 30.000 đồng /kg hơi khiến cả nước phải “giải cứu”. Thế rồi cơn bão dịch tả lợn châu Phi càn qua khắp tất cả các tỉnh thành trong cả nước khiến người chăn nuôi điêu đứng. “Bão dịch tả” tan dần thì cũng là lúc giá thịt bắt đầu nhích lên.

Giá phổ biến hiện nay là 90 - 100.000 đồng/kg hơi. Đây quả là một cái giá quá lý tưởng để người nuôi lợn xuất bán. Sốt giá thịt lợn như thời gian qua, lỗi không thuộc về người chăn nuôi “găm” hàng chờ giá mà là do không chủ động từ các Bộ như NN&PTNT và Công Thương trong việc đề xuất để có kế hoạch nhập khẩu trước khi sốt giá.

Cách đây không lâu, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cũng đã yêu cầu Bộ NN&PTNT nhanh chóng phối hợp với Bộ Công Thương để có kế hoạch nhập khẩu thịt lợn nhưng sự chậm trễ trong việc triển khai nhập thịt lợn đã gây nên cơn sốt giá khiến Bộ NN&PTNT phải kiểm điểm.

Việc để giá thịt lợn tăng phi mã, nhất là trong dịp Tết Nguyên đán đã cận kề, nhu cầu về thịt lợn càng cao khiến cho nhiều mặt hàng thực phẩm khác đã té nước theo mưa, đồng loạt tăng giá.

Tô bún riêu, nguyên liệu chính là riêu cua thì hà cớ gì cũng tăng 5 ngàn/tô so với trước đây? Rồi các loại cá sông, cá biển cũng chả dính dáng gì với con lợn, cũng đồng loạt tăng vọt. Mà một khi đã tăng được rồi thì các mặt hàng ấy chẳng bao giờ giảm xuống cả, bất chấp giá thịt lợn có thể hạ nhiệt nay mai.

Có thể thay thịt lợn bằng các loại thực phẩm khác nhưng tất cả các loại thực phẩm đều tăng giá theo giá thịt lợn thì người tiêu dùng chỉ còn biết ... khóc mà thôi. Vấn đề bây giờ không phải là đổ lỗi cho ai trong câu chuyện sốt thịt lợn mà là tìm cách hạ nhiệt giá thịt lợn càng sớm càng tốt.

Tại cuộc họp của Ban chỉ đạo điều hành giá do Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ chủ trì hôm 25/12, bàn về giá thịt lợn đang tăng phi mã, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến nói rằng đang có hiện tượng găm hàng để chờ giá “kịch khung” thì người chăn nuôi lợn mới cho xuất chuồng.

Thứ trưởng Tiến dẫn chứng, vừa qua, đi kiểm tra một số nơi ở Bắc Giang và Hưng Yên, đoàn kiểm tra phát hiện giá lợn ở đó lên tới 140.000 đồng -170.000 đồng/kg hơi nhưng người chăn nuôi vẫn không muốn bán.

Nhận định trên của lãnh đạo Bộ NN&PTNT đã gặp những phản ứng trái chiều của nhiều cơ sở chăn nuôi trong cả nước. Họ nói rằng, con lợn chứ không phải cà phê mà “găm” hàng chờ giá lên thì mới bán. “Găm” thêm một ngày trong chuồng là phải tốn thêm chi phí thức ăn để nuôi chúng.

Hơn nữa, dịch tả lợn châu Phi tuy có lắng xuống như luôn tiềm ẩn nguy cơ quay trở lại. Chỉ cần một trục trặc nhỏ nào đó trong khâu cung cấp thức ăn cho lợn có mang mầm dịch hoặc vi rút dịch lây lan đâu đó rồi xâm nhập vào cơ sở chăn nuôi thì coi như toàn bộ đàn lợn phải bị tiêu hủy. Đợi tăng giá “kịch trần” kiếm thêm năm bảy chục triệu đồng, thậm chí vài trăm triệu đồng thì chẳng thấy đâu nhưng nếu dịch ập đến thì trắng tay, mất tiền tỉ là điều khó tránh khỏi.

Không một ai đám chắc rằng, đàn lợn của mình sẽ an toàn cho đến khi xuất chuồng cả. Vì vậy, nói “găm” hàng đợi giá là phi thực tế. Cũng có thể một số nơi mà đoàn đi kiểm tra, trọng lượng của con lợn chưa đến “khung” để xuất chuồng nên người chăn nuôi phải đợi đến tháng đến ngày mới bán chứ không phải là “găm”.

Hơn một năm trước, giá thịt lợn đã rơi tận đáy với khoảng 20 - 30.000 đồng /kg hơi khiến cả nước phải “giải cứu”. Thế rồi cơn bão dịch tả lợn châu Phi càn qua khắp tất cả các tỉnh thành trong cả nước khiến người chăn nuôi điêu đứng. “Bão dịch tả” tan dần thì cũng là lúc giá thịt bắt đầu nhích lên.

Giá phổ biến hiện nay là 90 - 100.000 đồng/kg hơi. Đây quả là một cái giá quá lý tưởng để người nuôi lợn xuất bán. Sốt giá thịt lợn như thời gian qua, lỗi không thuộc về người chăn nuôi “găm” hàng chờ giá mà là do không chủ động từ các Bộ như NN&PTNT và Công Thương trong việc đề xuất để có kế hoạch nhập khẩu trước khi sốt giá.

Cách đây không lâu, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cũng đã yêu cầu Bộ NN&PTNT nhanh chóng phối hợp với Bộ Công Thương để có kế hoạch nhập khẩu thịt lợn nhưng sự chậm trễ trong việc triển khai nhập thịt lợn đã gây nên cơn sốt giá khiến Bộ NN&PTNT phải kiểm điểm.

Việc để giá thịt lợn tăng phi mã, nhất là trong dịp Tết Nguyên đán đã cận kề, nhu cầu về thịt lợn càng cao khiến cho nhiều mặt hàng thực phẩm khác đã té nước theo mưa, đồng loạt tăng giá.

Tô bún riêu, nguyên liệu chính là riêu cua thì hà cớ gì cũng tăng 5 ngàn/tô so với trước đây? Rồi các loại cá sông, cá biển cũng chả dính dáng gì với con lợn, cũng đồng loạt tăng vọt. Mà một khi đã tăng được rồi thì các mặt hàng ấy chẳng bao giờ giảm xuống cả, bất chấp giá thịt lợn có thể hạ nhiệt nay mai.

Có thể thay thịt lợn bằng các loại thực phẩm khác nhưng tất cả các loại thực phẩm đều tăng giá theo giá thịt lợn thì người tiêu dùng chỉ còn biết ... khóc mà thôi. Vấn đề bây giờ không phải là đổ lỗi cho ai trong câu chuyện sốt thịt lợn mà là tìm cách hạ nhiệt giá thịt lợn càng sớm càng tốt.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ