Lời khuyên giúp bạn tự định hướng nghề nghiệp dễ dàng

GD&TĐ - Chuyên gia cho rằng, bạn trẻ cần định hướng nghề nghiệp cho bản thân một cách rõ ràng từ sớm để tránh những tổn thất về sau.

Bạn trẻ cần định hướng nghề nghiệp cho bản thân một cách rõ ràng từ sớm để tránh những tổn thất về sau.
Bạn trẻ cần định hướng nghề nghiệp cho bản thân một cách rõ ràng từ sớm để tránh những tổn thất về sau.

Xác định sở trường, sở thích để định hướng nghề nghiệp tốt hơn

Sở trường và sở thích chính là 2 yếu tố giúp bạn có khả năng cao thành công trong công việc mình lựa chọn. Bởi khi được làm điều mình giỏi, mình thích thì chúng ta sẽ có niềm đam mê và sự quyết tâm cao hơn khi phải làm những công việc mình không thích.

Ví dụ, bạn trẻ có năng khiếu về nghệ thuật thì rất khó nếu ép buộc phải theo học ngành Y. Hay nếu thích thiết kế đồ hoạ, bạn sẽ rất mất thời gian để làm quen với ngành học khác là Sư phạm,…

Ngay từ bây giờ hãy thử suy nghĩ xem mình thực sự thích và có sở trường làm gì. Sau đó tìm các cơ hội thực tập tương tự để học hỏi và trau dồi kinh nghiệm dần dần.

Điều gì khiến bạn muốn 5 năm sau sẽ trở thành chuyên gia trong lĩnh vực Lập trình, chứ không phải là Kỹ sư điện tử? Hãy chắc chắn bạn hiểu về bản thân để lựa chọn đúng đắn cho định hướng nghề nghiệp của mình.

Bạn có thể tìm hiểu về chính mình qua sở thích, thói quen, đam mê nghề nghiệp; Động lực; Điểm mạnh và điểm yếu. Ngoài ra bạn cũng có thể tham khảo qua các bài trắc nghiệm định hướng nghề nghiệp và kiểm tra tính cách nếu chưa biết bắt đầu từ đâu.

Tìm kiếm những giá trị bạn cần theo đuổi

Trên con đường sự nghiệp, bạn muốn mọi người nhớ đến mình như một đồng nghiệp thân thiện hay sắc sảo. Bạn chọn trở thành người luôn cân bằng giữa việc làm và gia đình; hay sẵn sàng tập trung ngày đêm cho công việc.

Các giá trị mà bạn theo đuổi sẽ định hình quan điểm sống cũng như định hình con đường sự nghiệp của bạn.

Các giá trị là mỏ neo giữ bạn bình yên và tỏa sáng trong thế giới này; và vì thế làm rõ những giá trị cũng quan trọng như tìm ra lẽ sống vậy. Hãy chọn ra các giá trị mà bạn thấy thoải mái nhất, sẵn sàng nhất để kiên trì gìn giữ: Chính trực; Cởi mở; Khắc kỷ; Gia đình,…và nhiều giá trị tốt đẹp khác.

Nghiên cứu lĩnh vực nghề nghiệp phù hợp

Biết được bản thân mình là ai và mình cần gì, việc tiếp theo bạn cần làm chính là đi tìm công việc tương thích với những điều mình đã xác định.

Hãy liệt kê tất cả các ngành nghề bạn cảm thấy yêu thích và phù hợp với năng lực của bản thân mình. Sau đó, đánh giá để chọn lọc nghề nghiệp một cách chính xác nhất.

Lập kế hoạch định hướng nghề nghiệp lâu dài

Khi đã lựa chọn được điểm xuất phát của mình – công việc đầu tiên muốn theo đuổi, hãy lập kế hoạch 5 năm của bạn. Bản kế hoạch càng chi tiết càng tốt để bạn có thể dễ dàng theo dõi tiến độ của mình.

Nên chia theo từng giai đoạn cụ thể, về mặt chuyên môn lẫn phát triển bản thân. Ở mỗi giai đoạn, hãy xác định cụ thể về:

Từ đấy, bạn sẽ hình dung cụ thể hơn về chính bản thân mình sau khi trải qua từng giai đoạn. Bạn có hài lòng với kế hoạch này chưa? Đừng quên ghi lại các vị trí làm việc mà bạn nên nắm giữ qua từng giai đoạn. Đó chính là những bước tiến trong sự nghiệp mà bạn cần vươn đến.

Lên danh sách những kỹ năng cần hoàn thiện

Sau khi đã có bản kế hoạch định hướng nghề nghiệp, làm thế nào để bạn biến nó thành hiện thực? Việc bạn có đạt được các bước tiến như kế hoạch đề ra hay không còn tùy thuộc vào kỹ năng mềm của bạn.

Hãy lên danh sách những kỹ năng mà bạn thấy quan trọng. Sau đó bổ sung lịch trình rèn luyện các kỹ năng này vào bản kế hoạch trên.

Bạn nên ưu tiên các kỹ năng quan trọng mà mọi ngành nghề đều cần đến:

Kỹ năng giao tiếp: Chúng ta nên tự tạo thêm cơ hội cho bản thân để học hỏi, dựa vào việc kết nối với những người xung quanh (bạn bè; đồng nghiệp; chuyên gia; …). Những kết nối tích cực sẽ giúp bạn phát triển và giải quyết các thách thức.

Kỹ năng quản lý thời gian: Kỹ năng này không chỉ giúp bạn quản lý tốt công việc của mình, mà còn đảm bảo bạn nghiêm túc thực hiện theo đúng kế hoạch định hướng nghề nghiệp.

Học ngoại ngữ: Biết thêm một ngoại ngữ bất kỳ giúp bạn nhanh chóng tiếp cận với tri thức mới. Đồng thời không bỏ qua những cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn trên con đường sự nghiệp.

Đăng ký những khóa học bổ sung kiến thức

Học tập không bao giờ là thừa thãi, đặc biệt là khi bạn muốn tìm cho mình một công việc với đãi ngộ và mức lương mơ ước.

Chẳng hạn như nếu bạn dự định trở thành một chuyên viên thiết kế đồ họa, hiển nhiên bạn sẽ cần tìm một khóa học thiết kế 2D phù hợp để có kiến thức nền đủ đáp ứng công việc.

Tham gia hướng nghiệp việc làm

Đối với những bạn sinh viên, tham dự các buổi hướng nghiệp tại trường Đại học (hoặc trường dạy nghề) chính là một đặc quyền đặc biệt mà bạn có thể tận dụng để tham khảo định hướng cho công việc tương lai.

Tại các buổi hướng nghiệp việc làm, bạn sẽ lắng nghe được chia sẻ và lời khuyên từ những chuyên gia trong lĩnh vực, từ đó xây dựng cái nhìn tổng quan hơn về nghề mà bản thân lựa chọn.

Ngoài ra, các bạn trẻ cũng có thể đăng ký dự các buổi webinar hay workshop về công việc tương lai yêu thích để học hỏi và trau dồi thêm kiến thức, kỹ năng nhằm chuẩn bị cho các bước tiến phát triển sau này.

Lên danh sách những nguồn tìm việc hiệu quả

Các trang web tìm việc, mạng xã hội, người thân, bạn bè… là những nguồn tìm việc đáng tin cậy mà bạn cần tận dụng để tìm cho mình một việc thực tập như ý. Đối với các trang web tìm việc và mạng xã hội; hãy tìm đến những trang tin đáng tin cậy; có nhiều người sử dụng để tiết kiệm thời gian và tìm được việc chất lượng.

Còn đối với những nguồn công việc từ người thân, bạn có thể tin tưởng hơn nhưng cũng nên cẩn thận hỏi các thông tin về công ty; tình hình kinh doanh; môi trường làm việc, đồng nghiệp, sếp có hòa đồng và sẵn sàng chia sẻ không.

Vì nếu chẳng may rơi vào môi trường mọi người không hòa đồng và không có tinh thần chia sẻ kinh nghiệm, kỹ năng công việc, bạn sẽ rất khó có thể học hỏi và hoàn thành mục tiêu nghề nghiệp đã đặt ra.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ