Lợi ích thiết thực của giải Nobel

GD&TĐ - Các giải thưởng Nobel mang lại lợi ích thiết thực gì cho chúng ta? Ủy ban Giải thưởng Nobel thích trao thưởng cho những phát hiện mang tính đột phá.

Hiệu ứng quang điện là yếu tố giúp phát triển ngành công nghiệp năng lượng Mặt trời
Hiệu ứng quang điện là yếu tố giúp phát triển ngành công nghiệp năng lượng Mặt trời

Nhiều giải thưởng được trao cho những nghiên cứu có tác dụng mở rộng tri thức con người mà không phải là công nghệ cụ thể. Tuy nhiên, việc mở rộng kiến thức con người đôi khi cũng mang lại những sáng chế cụ thể.

1. Chúng ta hãy bắt đầu với giải thưởng Nobel dành cho bác sĩ người Đức Robert Koch năm 1905 vì các nghiên cứu liên quan đến bệnh lao. Một trong những phát hiện của Koch là khử trùng bằng hơi nước (cho đến nay phương pháp này vẫn được áp dụng để khử trùng các dụng cụ phẫu thuật).

Thuốc điều trị sốt rét và bệnh ký sinh trùng góp phần cứu sống 3 tỷ người trên thế giới
  • Thuốc điều trị sốt rét và bệnh ký sinh trùng góp phần cứu sống 3 tỷ người trên thế giới

2. Năm 1903, giải Nobel Vật lý được trao cho nhà khoa học nữ Marie Curie – Sklodowska cùng với chồng là Pierre Curie (bà Marie Curie cũng được nhận giải Nobel trong lĩnh vực Hóa học vào năm 1911).

Con gái bà là Irena Joliot - Curie cũng được nhận giải Nobel Vật lý năm 1935. Nghiên cứu của hai mẹ con bà Marie Curie - Sklodowska về bức xạ đã mang lại nhiều sáng chế thực tế và công nghệ, chẳng hạn như xạ trị trong y khoa.

Bà Marie Curie – Sklodowska là người đi đầu trong lĩnh vực xạ trị. Bà đã thành lập Viện Radium ở Warsaw (Ba Lan); sau này từ đó phát triển thành các khoa xạ trị trên khắp thế giới.

Nhà khoa học Marie Curie – Sklodowska
Nhà khoa học Marie Curie – Sklodowska 

3. Vào năm 1918 giải thưởng Nobel trong lĩnh vực Hóa học được trao cho nhà hóa học người Đức Fritz Haber vì đã phát minh ra quá trình tổng hợp công nghiệp amoniac dựa trên nitơ và hidro.

Việc này đã mang lại hiệu quả cao trong công nghiệp sản xuất vật liệu nổ và phân bón nhân tạo. Ước tính, khoảng một nửa dân số thế giới phụ thuộc vào quá trình sản xuất phân bón nhân tạo này.

Đây có lẽ là phát hiện quan trọng nhất được trao giải Nobel.

4. Nghiên cứu về bức xạ của hai mẹ con bà Marie Curie là nền tảng phát triển của vật lý hạt nhân. Giải thưởng Nobel về phát hiện phản ứng hạt nhân dây chuyền tự duy trì được trao cho Enrico Fermi (người Italy) vào năm 1938; còn Otto Hans (người Đức) nhận giải Nobel năm 1944 cho nghiên cứu về sự phân hạch các hạt nhân nặng.

Nhờ các phản ứng này, chúng ta phát triển được ngành năng lượng nguyên tử và chinh phục vũ trụ. Lượng năng lượng có thể sử dụng nhờ pin Mặt trời, giảm cùng với bình phương khoảng cách; còn phần lớn các tàu vũ trụ được trang bị động cơ điện đồng vị phóng xạ.

Nhờ nghiên cứu về phân hạch hạt nhân chúng ta có thể chinh phục vũ trụ
Nhờ nghiên cứu về phân hạch hạt nhân chúng ta có thể chinh phục vũ trụ 

5. Nhà bác học Albert Einstein nhận giải Nobel năm 1921 cho nghiên cứu về hiệu ứng quang điện. Hiệu ứng này trở thành yếu tố vững chắc để hình thành ngành vật lý lượng tử, từ đó các nhà khoa học phát triển ngành công nghiệp năng lượng Mặt trời, góp phần hạn chế sự nóng lên toàn cầu.

6. Một phát hiện khác, có nhiều ứng dụng thực tế, là giải mã cấu trúc DNA (công trình nghiên cứu của James Dewey Watson (Mỹ), Maurice Hugh Frederick Wilkins (New Zealand) và Francis Harry Compton Crick (Anh) được giải Nobel năm 1962). Việc giải mã cấu trúc DNA góp phần phát triển ngành di truyền học, sinh hóa, dược, thậm chí nông nghiệp.

7. Nhà nông học Mỹ Norman Borlaug được nhận giải Nobel Hòa bình năm 1970 vì đã phát triển được các giống lúa mì thấp cây, năng suất cao, kháng sâu bệnh.

Phát hiện của ông đã khởi đầu cho cuộc cách mạng xanh tại các quốc gia thuộc Thế giới thứ ba. Ước tính, công trình của Borlaug đã trực tiếp cứu sống hơn 1 tỷ người khỏi nạn chết đói.

Phát triển giống lúa mì thấp cây đã khởi đầu cho cuộc cách mạng xanh tại Thế giới thứ ba
Phát triển giống lúa mì thấp cây đã khởi đầu cho cuộc cách mạng xanh tại Thế giới thứ ba 

8. Sáng chế mang tính ứng dụng cao được giải Nobel chính là transistor và vi mạch – thiếu những thứ đó không thể có ngành điện tử và tin học, cũng như viễn thông, phát thanh truyền hình.

Những người đã phát minh ra transistor là John Bardeen, Walter Brattain và William Shockley (cả ba đều là người Mỹ) được nhận giải Nobel Vật lý năm 1956; còn kỹ sư điện tử Mỹ Jack Kilby - người phát minh ra vi mạch, được trao giải Nobel Vật lý vào năm 2000.

9. Năm 2015, giải Nobel trong lĩnh vực Y học được trao cho Tu Youyou (người Trung Quốc), William C. Cambell (Mỹ) và Satoshi Omura (Nhật Bản).

Bà Tu Youyou đã phát hiện ra artemisinin dùng để điều trị bệnh sốt rét; còn Cambell và Omura đã phát hiện ra ivermectin dùng để điều trị hiệu quả các bệnh ký sinh trùng. Cả hai loại thuốc đã góp phần cứu sống được 3 tỷ người. Đây có lẽ là giải Nobel có tính thực tiễn cao nhất trong lịch sử nhân loại.

Theo Polityka

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

'Nỗi ám ảnh' của ông Trump

GD&TĐ - Một trong những quốc gia được nhắc nhiều và chịu ảnh hưởng ngay trong ngày nhậm chức của Tổng thống Mỹ Donald Trump là Mexico.