Nó liên quan tới việc núi lửa phát ra khí thải nhà kính khổng lồ, sự gia tăng nhiệt độ lớn và sự biến mất của hầu hết các loài sinh vật trong đại dương và trên đất liền. Điều đáng lo là chúng tương đồng với những gì đang xảy ra hiện nay.
3 yếu tố tạo nên “súp độc”
Một nghiên cứu quốc tế gần đây đã xác định được nguyên nhân tuyệt chủng mới là sự nở hoa của vi sinh vật độc hại. Nghiên cứu có sự tham gia của Trưởng khoa Khoa học Địa chất, Giáo sư Tracy Frank và Giáo sư Chris Fielding của Đại học Connecticut (Mỹ).
Trong một hệ sinh thái lành mạnh, tảo cực nhỏ và vi khuẩn lam cung cấp oxy cho động vật thủy sinh dưới dạng chất thải từ quá trình quang hợp của chúng. Tuy nhiên, khi số lượng của chúng vượt quá tầm kiểm soát, những vi khuẩn này sẽ làm cạn kiệt oxy tự do và thậm chí thải độc tố vào nước và tạo ra “súp độc”.
Bằng cách nghiên cứu các hồ sơ hóa thạch, trầm tích và hóa học của đá gần Sydney, Australia, các nhà nghiên cứu phát hiện ra một số xung đột của sự kiện nở hoa đã xảy ra ngay sau vụ núi lửa phun trào đầu tiên trong đợt đại tuyệt chủng cuối kỷ Permi.
Khi động vật ăn thức ăn ở tầng đáy (ăn mùn bã) bị giết chết, không còn lực lượng kiểm soát vi khuẩn nữa. Các hệ thống nước ngọt sau đó đầy tảo và vi khuẩn, làm trì hoãn sự phục hồi của hệ sinh thái tới hàng triệu năm.
Các Giáo sư Frank và Fielding đã nghiên cứu trầm tích trên. Bà Frank cho biết, họ đã thu thập thông tin chi tiết về điều kiện môi trường và sự tạo ra “súp độc” từ các lớp trầm tích. Họ đang cố gắng tìm hiểu xem những thực vật đó đang sống trong điều kiện nào. Sau đó, có thể xác định những chi tiết từ địa hóa học về độ mặn và nhiệt độ của nước.
3 yếu tố chính tạo ra “súp độc” là khí nhà kính tăng tốc phát thải, nhiệt độ cao và chất dinh dưỡng dồi dào. Các vụ phun trào núi lửa gây ra 2 yếu tố đầu tiên và nạn phá rừng đột ngột gây ra yếu tố thứ 3. Khi cây cối bị xóa sổ, đất chảy ra sông và hồ, cung cấp tất cả các chất dinh dưỡng mà vi sinh vật cần.
Chúng ta vẫn còn cơ hội
Khi các nhà nghiên cứu so sánh hồ sơ hóa thạch của các vụ tuyệt chủng hàng loạt liên quan đến sự nóng lên khác nhau, họ tìm thấy các dữ liệu cực kỳ giống nhau. Điều này liên quan đến sự nở hoa của vi sinh vật nguy hiểm do sự đa dạng sinh học nước ngọt biến mất trong các sự kiện nóng lên cực độ.
Ngày nay, con người đã làm theo công thức này và sự nở hoa của vi sinh vật nước ngọt đang gia tăng. Nó cũng thể hiện tầm quan trọng của khoa học địa chất trong việc tìm hiểu các cách hình thành bối cảnh quan trọng trong quá khứ, từ đó biết được những biến đổi của khí hậu hiện nay.
Theo bà Frank, ngày càng có nhiều tảo độc nở hoa trong hồ và trong môi trường biển nông liên quan đến sự gia tăng nhiệt độ và sự thay đổi trong các cộng đồng thực vật. Điều này dẫn đến việc tăng chất dinh dưỡng cho môi trường nước ngọt.
Vì vậy, hiện nay có rất nhiều điểm tương đồng với thời kỳ tuyệt chủng. Trước đây, núi lửa là nguồn cung cấp CO2 nhưng chúng ta biết rằng tỷ lệ CO2 đầu vào trước đây tương tự như tốc độ tăng CO2 mà chúng ta đang chứng kiến ngày nay do tác động của con người.
Báo cáo năm nay của Ủy ban liên chính phủ về Biến đổi khí hậu (IPCC) cho biết, tác động của con người đối với biến đổi khí hậu là “rõ ràng”, tạo điều kiện thuận lợi cho sự lây lan của các vi sinh vật ưa ấm trên.
Kết hợp với một lượng lớn chất dinh dưỡng từ ô nhiễm nguồn nước, phần lớn là từ nông nghiệp và nạn phá rừng, điều này đã dẫn đến sự gia tăng mạnh mẽ của các loài hoa độc hại. Kết quả là, cá chết hàng loạt, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người và gia súc, đồng thời khiến thiệt hại hàng năm có thể tính bằng hàng tỷ USD.
Giáo sư Fielding phát biểu: “Kỷ Permi là một trong những sự kiện tốt nhất để tìm kiếm những điểm tương đồng với những gì đang xảy ra. Sự tương đồng lớn khác là nhiệt độ gia tăng vào cuối kỷ Permi trùng với sự gia tăng các vụ cháy rừng hàng loạt.
Một trong những thứ phá hủy toàn bộ hệ sinh thái là lửa và chúng ta đang thấy điều đó ngay bây giờ như ở California. Người ta tự hỏi hậu quả lâu dài của những sự kiện như vậy là gì khi chúng ngày càng lan rộng hơn.
Đây là những dấu hiệu rõ ràng của một hệ sinh thái không cân bằng và nghiên cứu hiện tại chỉ ra rằng tác động của các sự kiện nở hoa có thể tồn tại trong một thời gian rất dài.
Tuy nhiên, không giống như các loài đã phải chịu sự tuyệt chủng hàng loạt trong quá khứ, chúng ta vẫn có cơ hội ngăn chặn những đợt nở hoa độc hại này bằng cách giữ cho ao hồ của chúng ta sạch sẽ và hạn chế khí thải nhà kính.