Lỗ thủng tầng ozone lớn nhất ở Nam Cực

GD&TĐ - Lỗ thủng ozone ở Nam Cực đã phát triển đến kích thước tối đa chỉ 1 năm sau khi các nhà nghiên cứu báo cáo rằng nó ở mức nhỏ nhất từ trước đến nay.

Lỗ thủng tầng ozone lớn nhất ở Nam Cực

Theo công bố của Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO), lỗ thủng đã phát triển nhanh chóng từ giữa tháng 8 và đạt đỉnh điểm vào đầu tháng 10 với khoảng 9,2 triệu dặm vuông (24 triệu km2). Lỗ thủng đang ở mức lớn nhất và sâu nhất trong những năm gần đây.

Tầng ozone đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ Trái đất khỏi các tia cực tím có hại của mặt trời.

Theo WMO, sự suy giảm của tầng ozone tiếp tục xảy ra sau khi mặt trời quay trở lại chiếu sáng Nam Cực trong những tuần gần đây và bức xạ mặt trời kích hoạt các phản ứng hóa học. Lỗ thủng sẽ bắt đầu quay trở lại kích thước bình thường sau giữa tháng 10 khi nhiệt độ trong khí quyển bắt đầu thay đổi.

Vào thời điểm này năm 2019, các nhà khoa học vui mừng thông báo rằng lỗ thủng đã thu nhỏ lại kích thước nhỏ nhất kể từ khi được phát hiện.

WMO giám sát tầng ozone của Trái đất cùng với các đối tác như Dịch vụ Giám sát Khí quyển Copernicus, NASA và Bộ Môi trường và Biến đổi Khí hậu Canada. Theo NASA, thời tiết bất thường ở Nam Cực là nguyên nhân gây ra sự cố này.

Giám đốc Dịch vụ Giám sát Khí quyển Copernicus, Vincent-Henri Peuch kêu gọi tiếp tục thực hiện Nghị định thư Montreal, trong đó quy định cấm phát thải các hóa chất làm suy giảm tầng ozone. Các dữ liệu cho thấy diện tích lỗ thủng ozone giảm đáng kể từ khi lệnh cấm halocarbon được ban hành.

Tuy nhiên, theo một đánh giá khoa học do WMO và Liên Hợp Quốc công bố năm 2018, tầng ozone có khả năng quay trở lại mức trước năm 1980 ở Nam Cực vào năm 2060.

Theo ABC

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Người dân bắt cá thòi lòi bằng xà di lưới.

Nghề độc, lạ vùng Đất Mũi

GD&TĐ - Nằm nơi vị trí địa đầu Tổ quốc, Cà Mau là địa phương có nhiều đặc sản nổi tiếng và nhiều nghề độc, lạ.