Lỗ thủng tầng ozone ở Bắc Cực lớn kỷ lục

Lỗ thủng tầng ozone ở Bắc Cực lớn kỷ lục

Theo đó, từ hơn 1,6 triệu km2 vào tháng 2/2020, đến nay lỗ thủng đã rộng gấp 3 lần diện tích đảo Greenland (hơn 2 triệu km2). Đây là hiện tượng hiếm ở Bắc Cực, không thường xuyên như lỗ thủng ozone Nam Cực, đồng thời là lỗ thủng lớn nhất từng được ghi nhận ở khu vực Bắc Bán cầu.

“Theo quan điểm của tôi, đây là lần đầu tiên mà bạn thật sự có thể nói rằng một lỗ thủng tầng ozone đã xuất hiện ở Bắc Cực”, ông Martin Dameris, nhà khoa học khí quyển tại Trung tâm Hàng không vũ trụ Đức ở Oberpfaffenhofen, nhận định.

Trong khi đó, theo Markus Rex - nhà khí quyển học tại Viện Alfred Wegener (Đức), hai nguyên nhân xuất hiện cùng lúc đã gây ra lỗ thủng này. Thứ nhất là nhiệt độ biến đổi đột ngột ở vùng Bắc Cực, gây nên những cơn xoáy cực bất thường làm giảm lượng ozone trong tầng bình lưu. Thứ hai, cũng có trường hợp các chất phá hủy tầng ozone như clo và brom trong khí quyển do hoạt động của con người. Trong đó, có vấn đề khí thải công nghiệp góp phần ăn mòn tầng ozone.

Tầng ozone như một tấm lọc của khí quyển Trái đất, có vai trò chặn đến 99% các bức xạ tia cực tím từ Mặt trời, giúp cho bề mặt Trái đất cũng như các sinh vật sống hạn chế tối đa các bức xạ nguy hiểm.

Bên cạnh đó, lỗ hổng không liên quan đến sự suy giảm chất ô nhiễm không khí vì dịch Covid-19. Các nhà nghiên cứu cho biết thêm, lỗ thủng tầng ozone ở Bắc Cực không nguy hiểm như ở Nam Cực, tuy nhiên nếu lan rộng về khu vực vĩ độ cao, lỗ thủng này có thể gây hại cho người dân trước tác động của các tia cực tím. Những người sống ở miền Nam Greenland cần phải cẩn trọng và bôi kem chống nắng trước khi ra đường để bảo vệ da trước tia cực tím.

Lỗ thủng ở phía Bắc là đáng quan tâm, nhưng các nhà khoa học cho biết nhiều khả năng nó sẽ biến mất trong tháng tới, khi nhiệt độ tăng lên. Theo đó, với Mặt trời đang dần trở nên cao hơn Bắc Cực, nhiệt độ khí quyển đã bắt đầu tăng lên, điều đó có nghĩa là các điều kiện gây ra lỗ thủng tầng ozone sẽ sớm thay đổi. Tầng ozone là một lớp của tầng khí quyển Trái đất. Các hóa chất nhân tạo thuộc nhóm chlorofluorocarbons (CFCs) - vốn từng được sử dụng rộng rãi để làm lạnh - đã phá hủy tầng ozone trong thế kỷ qua, khiến nó trở nên mỏng hơn và bị thủng một lỗ lớn ở vùng Nam Cực kể từ thập niên 1980.

Nhưng trái với Bắc Cực là những tín hiệu tốt từ Nam Cực. Theo ghi nhận mới đây của NASA, lỗ hổng đã thu hẹp ở mức thấp nhất kể từ năm 1982. Một trong các nguyên nhân là giảm ô nhiễm không khí, những hóa chất công nghiệp. Trước đó, Nghị định thư Montreal được ký năm 1987, 197 quốc gia trên thế giới đã đồng ý loại bỏ các chất CFCs để bảo vệ tầng ozone, và điều này đã góp phần làm giảm kích thước của lỗ hổng ở Nam Cực.

TheoLivescience

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ