Lộ chuyện châu Âu tích cực mua năng lượng Nga

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Ba Lan là quốc gia châu Âu có tư tưởng chống đối Nga mạnh mẽ nhưng sau lưng đang tích cực mua năng lượng từ Moscow.

Lộ chuyện châu Âu tích cực mua năng lượng Nga

Tờ báo Rzeczpospolita đưa tin, Ba Lan đang là nhà nhập khẩu khí đốt hóa lỏng (LPG) có nguồn gốc từ Nga và còn là nhà nhà nhập khẩu lớn nhất trong Liên minh châu Âu.

Theo đó, LPG của Nga chiếm khoảng 14% tổng thị trường nhiên liệu của Ba Lan.

LPG là loại khí nhiên liệu có chứa Propan và butan được sử dụng trong các thiết bị và phương tiện sưởi ấm. Loại nhiên liệu của Nga có giá cả phải chăng so với các khí đốt thay thế của Tây Âu, hơn nữa chúng không phải nằm trong danh mục chịu trừng phạt của EU.

Tờ báo Ba Lan dẫn số liệu từ Eurostat và tổ chức tư vấn Forum Energii cho hay, năm ngoái, Warsaw đã mua lượng LPG trị giá 710,3 triệu euro (771 triệu USD).

Trong khi các nước còn lại của EU “chi tiêu ít hơn nhiều”, với tổng khối lượng nhập khẩu trị giá 417 triệu euro (452 ​​triệu USD).

Xu hướng mua loại nhiên liệu này đang ngày càng tăng thêm trong thời gian gần đây.

Hãng phân tích thị trường lọc dầu và bán lẻ lớn nhất của Ba Lan là ORLEN cũng có bình luận về thông tin này. Họ cho rằng, Warsaw đã từng duy trì khả năng đa dạng hóa chuỗi cung ứng nhiên liệu khỏi các quốc gia bị trừng phạtn nhưng cũng tăng mua LPG từ Nga.

Lượng mua tăng lên là do Nga đưa ra mức giá thấp hơn so với các nước khác, chẳng hạn như Thụy Điển, Na Uy hay Hà Lan. Thụy Điển đã trở thành nhà cung cấp LPG hàng đầu của Ba Lan vào năm ngoái.

Ông Maciej Zaniewicz - nhà phân tích cấp cao tại Forum Energii nhận định rằng, việc chuyển nguồn cung nhiên liệu Nga sang nguồn cung cấp từ phương Tây rất phức tạp về mặt hậu cần đối với Ba Lan, bởi vì hầu hết các kho cảng LPG của nước này đều nằm ở phía đông của đất nước.

Unimot, một trong những nhà nhập khẩu khí hóa lỏng lớn nhất của Ba Lan cũng lên tiếng ngầm thừa nhận đang tích cực mua LPG của Nga và nói rằng có thể thay thế nguồn gốc của LPG nhưng với chi phí cao hơn nhiều.

“Do chi phí tăng và những hạn chế về hậu cần, giá LPG cho khách hàng cuối cùng cao hơn. Với việc nhập khẩu LPG từ Nga thì trong tương lai có thể có nghĩa là sự chênh lệch giữa giá LPG và xăng tại các trạm xăng sẽ giảm” - thông cáo từ Unimot cho biết.

Theo Unimot, sự khác biệt về giá giữa nguồn cung từ miền Đông của nước này (Nga) so với nguồn cung từ Tây Âu lớn đến mức hầu hết khách hàng của họ không quan tâm đến LPG có nguồn gốc từ quốc gia nào.

Châu Âu không thể từ bỏ được mối làm ăn với Nga?

Trước khi chuyện Ba Lan tăng mua LPG của Nga, truyền thông phương Tây cũng đã nhắc đến việc quốc gia Liên minh Châu Âu khác là Hungary vẫn đều đặn mua dầu của Nga quá cảnh qua Ukraine, bất chấp là Nga và Ukraine đang trong cuộc đối đầu quân sự.

Reuters đã khơi ra vụ này sau một thông báo từ Ukrtransnafta - Công ty vận hành mạng lưới đường ống dẫn dầu của Ukraine và giám sát sự trung chuyển của dầu thô qua phần phía Nam của đất nước, cho biết họ sẽ tăng thuế vận chuyển dầu thô đến Hungary và Slovakia từ 2,10€ (2,28 USD) mỗi tấn lên 13,60€ (14,78 USD), tương ứng với mức tăng 18,3 %.

Phía Ukraine đã đề xuất rằng những người mua dầu thô của Nga vận chuyển qua đường ống Druzhba nên tự trả phí, và nhà máy lọc dầu MOL của Hungary đồng ý bắt đầu thực hiện thanh toán.

Druzhba, một trong những mạng lưới đường ống dài nhất thế giới, vận chuyển dầu thô dài khoảng 4.000 km từ Nga đến các nhà máy lọc dầu ở Cộng hòa Séc, Đức, Hungary, Ba Lan và Slovakia. Nguồn cung qua tuyến đường này không bị lệnh cấm vận của Brussels đối với dầu thô của Nga.

Châu Âu đã có nguồn năng lượng dồi dào và sạch để đáp ứng mục tiêu xanh của họ nhưng lại từ chối Nga.

Châu Âu đã có nguồn năng lượng dồi dào và sạch để đáp ứng mục tiêu xanh của họ nhưng lại từ chối Nga.

Giới phân tích cho rằng, mối quan hệ thương mại giữa Nga và các đối tác Tây Âu đã vượt qua vô số cơn bão chính trị, biến động xã hội, thay đổi biên giới và chứng kiến ​​sự phát triển của mạng lưới khí đốt mà chỉ có hệ thống đường ống rộng lớn ở Mỹ mới có thể cạnh tranh được.

Các khoản đầu tư lẫn nhau vào các mạng lưới đường ống khác nhau, bao gồm Nord Stream 1 và 2 là rất lớn và bao gồm những người đứng đầu và các bên tham gia trên khắp Âu-Á.

Khi cuộc khủng hoảng ở Ukraine nổ ra, EU cũng đã liên tiếp tuyên bố trừng phạt Nga nhưng về năng lượng thì không hoàn toàn như vậy.

Gần đây, EU đã thực hiện loạt thay đổi về quy định mang tên "gói năng lượng" với mục tiêu là cải thiện tính chất cạnh tranh của ngành kinh doanh khí đốt trong khối. Song thực tế lại thiếu sự cạnh tranh từ các nhà sản xuất khí đốt mới tại châu Âu. Điều này có nghĩa là hầu hết các cải cách này đều hướng tới việc "lách trừng phạt" và tiếp tục phụ thuộc vào khí đốt của Nga.

Bởi thực tế là EU sẽ không phụ thuộc vào nguồn nhiên liệu nào khác được để có tính thương mại hơn. Nguồn khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) của Mỹ không thể đủ về lượng và về giá so với nguồn LNG của Nga.

Trước hết bởi Mỹ không có sự cạnh tranh với Nga về khoảng cách vận chuyển với EU và thứ hai là giá LNG của Mỹ cũng gấp 3 lần so với hàng hóa của Nga.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Hiện nay, tình hình an ninh mạng tại Việt Nam đang trở nên phức tạp hơn thể hiện qua số lượng đáng báo động là 13.900 vụ tấn công mạng được ghi nhận vào năm 2023.

'Giải mã' mục tiêu của mã độc Ransomware

GD&TĐ - Ransomware là một loại virus được mã hóa có nguy cơ gây tổn thương hệ thống mạng toàn cầu; cứ 11 giây, một tổ chức là mục tiêu của mã độc Ransomware.