Lo bệnh sởi, Sở GD&ĐT Bắc Giang gửi công văn khẩn

GD&TĐ - Sở G&ĐT Bắc Giang vừa có công văn khẩn số 385/SGDĐT-CTHSSV về việc tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch sởi tại các trường học trên địa bàn.

Lo bệnh sởi, Sở GD&ĐT Bắc Giang gửi công văn khẩn
Theo đó, Sở yêu cầu các Phòng GD&ĐT và các đơn vị trực thuộc thực hiện nghiêm túc phối hợp với các cơ sở y tế tuyên truyền về các biện pháp phòng, chống sởi và cách nhận biết sớm các trường hợp nghi mắc sởi/rubella cho cán bộ, công chức, viên chức, họcsinh, sinh viên và cha mẹ học sinh.

Đồng thời, kịp thời thông báo cho các đơn vị y tế khi phát hiện có cán bộ, công chức, viên chức, hóc sinh, sinh viên nghi mắc sởi/rubella để phối hợp xử lý. 

Tổ chức cách ly và phối hợp đưa người nghi mắc sởi/rubella đến cơ sở y tế khám và điều trị. Phối hợp với các cơ sở y tế tiêm phòng vắc xin phòng, chống sởi/rubella và vắc xin khác đầy đủ, đúng lịch cho trẻ.

Các trường cần tăng cường công tác vệ sinh các nhân, vệ sinh môi trường trường học. Chú ý chế độ dinh dưỡng hợp lý, nhất là với trẻ nhỏ để nâng cao sức đề kháng cơ thể, hạn chế tiếp xúc với người bệnh và người nghi mắc sởi/rubella; tránh những nơi đông người hoặc nơi có dịch sởi.

Bên cạnh yêu cầu báo cáo đình kỳ, Sở GD&ĐT Bắc Giang cũng lưu ý tổ chức dạy bù kiến thức cho trẻ em, học sinh sau khi khỏi bệnh.

Được biết, từ cuối tháng 12/ 2013 đến ngày 15/4/2014, nước ta đã có 3126 trường hợp mắc bệnh trên 8441 người bị phát ban nghi mắc bệnh sởi; trong đó 25 trường hợp tử vong do sởi đã được xác định trên 108 trường hợp tử vong liên quan đến bệnh sởi.

Trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, tính đến ngày 17/4/2014 đã ghi nhận 48 trường hợp nghi sởi/rubella, trong đó có 10 trường hợp xét nghiệm dương tính với vi rút sởi, chưa có trường họp nào tử vong.

Nguyên nhân gây nên bệnh sởi chủ yếu là do tiêm vắc xin phòng bệnh sởi chưa được thực hiện đầy đủ cùng với chu kỳ phát bệnh sởi thường xảy ra sau 3 - 5 năm.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ