Lịch sử nhân loại có thể phải viết lại vì cặp răng 9,7 triệu năm tuổi

GD&TĐ - Việc phát hiện ra một cặp răng 9,7 triệu năm ở Đức đã khiến các nhà khảo cổ học phải đặt ra những nghi ngờ về nguồn gốc của con người mà học thuyết “ra khỏi châu Phi” đưa ra bởi vì chúng có tuổi đời gấp đôi so với những sọ người tìm thấy ở châu Phi.  

Một trong những chiếc răng được phát hiện có tuổi đời 9,7 triệu năm
Một trong những chiếc răng được phát hiện có tuổi đời 9,7 triệu năm

Vào tháng 9 năm 2016, các nhà nghiên cứu ở Viện bảo tàng Lịch sử tự nhiên Mainz (Đức) đã phát hiện ra một cặp răng ở gần thị trấn Eppelsheim.

Tiến sĩ Herbert Lutz trong nhóm nghiên cứu cho biết: “Cả 2 chiếc răng đều được bảo quản rất tốt và là của một người nhưng không rõ giới tính”. Một chiếc răng cấm (răng số 6) có những đặc điểm giống với các chủng người khác, bao gồm nhân vật Lucy – một xương sọ người cổ xưa 3,2 triệu năm tuổi được tìm thấy ở Ethiopia.

Tuy nhiên, chiếc răng nanh lại tiết lộ những đặc điểm có thể có của người hominin vốn chưa bao giờ thấy ở những chiếc răng được phát hiện ở châu Âu hay châu Á.

Phát hiện trên cho thấy có một sự trái ngược với niềm tin phổ biến, đó châu Âu có thể là cái nôi của loài người chứ không phải châu Phi.

Nếu được khẳng định, những chiếc răng này sẽ là hóa thạch người hominin lâu đời nhất được tìm thấy.

Các nhà nghiên cứu cho rằng họ đang rất bối rối trước phát hiện trên và cần một năm mới có thể đưa ra tuyên bố về phát hiện này.

Những chiếc răng đang được một nhóm các nhà khoa học xem xét chi tiết và báo cáo đầu tiên về việc tìm ra chúng sẽ được công bố vào tuần sau.

Theo Daily Mail

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Giá trị mới của đối tác cũ

GD&TĐ - Chuyến thăm Philippines của Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol đã tạo dấu mốc lịch sử mới cho mối quan hệ giữa 2 quốc gia này.