Lê Phương và bạn trai mới Trung Kiên đưa beatbox vào dân ca

Lê Phương và bạn trai mới Trung Kiên khiến khán giả bất ngờ khi đưa beatbox vào dân ca.

Lê Phương và bạn trai mới Trung Kiên đưa beatbox vào dân ca
Le Phuong va ban trai moi Trung Kien dua beatbox vao dan ca - Anh 1

Lê Phương và bạn trai mới Trung Kiên khiến khán giả bất ngờ khi đưa beatbox vào dân ca. (Ảnh: BTC)

Tối 7/4, tập 7 chương trình Ngôi sao phương Nam với chủ đề "Khúc dân ca" đã mang tới nhiều tiết mục thú vị. Đáng chú ý trong đó phải kể đến tiết mục của đội Mộc (ca sĩ Lê Phương, ca sĩ Trung Kiên, MC Đỗ Phương Thảo, biên đạo Nam Long) khi kết hợp beatbox và dân ca.

Tiết mục mang tên “Dân ca Bắc bộ”, được dàn dựng mang tính dân gian và hiện đại, kể về tình yêu của một chàng trai và một cô gái người Bắc. Họ gặp và yêu nhau qua lời ca tiếng trống nhạc từ những buổi hát cùng nhau ở đầu làng. Sau đó, cả hai nên duyên và đứa con gái đầu lòng được cả hai đặt tên là Trống cơm – một loại nhạc cụ độc đáo, chỉ duy nhất có ở Việt Nam.

Vào vai chàng trai và cô gái là cặp đôi ca sĩ Lê Phương, Trung Kiên. Cả 2 thể hiện 3 ca khúc dân ca Bắc bộ là "Trống cơm", "Bèo dạt mây trôi" và "Người ở đừng về" với hình thức aucostic hiện đại. Đặc biệt, trong bài "Trống cơm", cả hai hát trên nền nhạc beatbox với phần hỗ trợ của một beatboxer trên sân khấu.

Le Phuong va ban trai moi Trung Kien dua beatbox vao dan ca - Anh 2

Sau khi tiết mục kết thúc, Trung Kiên đã tự mình beatbox cho bạn gái Lê Phương hát như ước mơ từ bấy lâu của anh khiên Lê Phương cười thích thú. Lê Phương cho biết, cô là người chính gốc miền Tây, quen phát âm giọng miền Tây nên gặp nhiều khó khăn khi thể hiện những ca khúc dân ca Bắc bộ. Chính Trung Kiên đã chỉ cho cô những luyến láy đặc trưng của miền Bắc để thể hiện cho đúng chất.

Trong khi đó, Trung Kiên tâm sự, không quan trọng Lê Phương hát dân ca miền Bắc hay miền Nam mà quan trọng là thả hồn vào bài hát đến mức khi hát “Người ơi người ở đừng về” là chàng trai trong bài hát không muốn về.

Theo Giao Thông

Tin tiêu điểm

Hệ thống HIMARS của Ukraine sẽ được sử dụng để phóng ATACMS.

Canh bạc nguy hiểm với ATACMS

Thế giới
GD&TĐ - Theo chuyên gia quân sự kỳ cựu Nga, Andrey Koshkin, hệ thống phòng thủ nhiều tầng của Moscow luôn sẵn sàng đánh chặn mọi tên lửa, kể cả ATACMS tầm xa.

Đừng bỏ lỡ

Kết quả thi GCSE tại Anh sẽ tiếp tục giảm do ảnh hưởng từ việc đóng cửa trường học thời Covid-19.

Covid-19 vẫn 'đeo bám' học sinh Anh

GD&TĐ - Nghiên cứu do Quỹ Nuffield, quỹ từ thiện của Anh, tài trợ, dự đoán điểm số các môn thi chính trong kỳ thi GCSE sẽ giảm đến năm 2030.
Nhiều người lợi dụng thị thực du học để nhập cư Australia trái phép.

Ngăn chặn tình trạng lừa đảo du học

GD&TĐ - Các đại lý du học thiếu uy tín thường vẽ ra viễn cảnh tươi đẹp về cuộc sống đại học và cơ hội nhập cư để lừa sinh viên quốc tế đăng ký.
Robot chơi piano của nhóm sinh viên.

Sinh viên chế tạo robot chơi piano

GD&TĐ - Nhóm sinh viên Trường Đại học Kinh tế TPHCM chế tạo robot có thể chơi hàng trăm bản nhạc khác nhau một cách thuần thục với đàn piano.