Một gia đình trùm mafia Italia bị "Hồ sơ Panama" vạch mặt.
Hồ sơ kêu tên các bố già Italia
Những tài liệu rò rỉ trong các vụ bê bối lớn về tài chính trước đây như LuxLeaks vào năm 2014 cũng cho thấy, thông qua một người trung gian, ngay cả các trùm mafia đã bị bắt như Toto Riina hay Bernardo Provenzano cũng sở hữu các tài khoản hoặc công ty tài chính ở các nước như Luxemburg, Lichteinstein hay các đảo quốc ở Caribe hoặc Ấn Độ Dương.
Nhờ các vụ tiết lộ như vậy mà vào năm 2015, cảnh sát Italia đã bắt được Massimo Ciancimino, con trai của cựu Thị trưởng Palermo, người từng ngồi tù vì "bảo kê" cho mafia. Ciancimino bị buộc tội là "nhà quản lí" tài chính cho mafia Palermo.
Tờ "L"Espresso" vừa công bố 100 cái tên đầu tiên trong danh sách gần 1.000 cá nhân và tập đoàn Italia đã thuê công ty luật "Mossack Fonseca" có trụ sở ở Panama che giấu các khoản thu nhập nhằm trốn thuế.
Ngoài những nhân vật có tiếng trong giới công nghiệp và giải trí của Italia có tên trong "Hồ sơ Panama", thì còn có cả các gia đình mafia (băng đảng tội phạm) cũng là chủ sở hữu của hàng loạt công ty được mở tại các "thiên đường thuế" để rửa tiền bẩn.
"L"Espresso", tờ tuần báo thời sự chính trị nổi tiếng hàng đầu Italia đã độc quyền giữ nội dung danh sách trên, cho biết, theo "Hồ sơ Panama", nhân vật đáng chú ý dính líu đến mafia bị phanh phui là Angelo Zitto, một nhà tài chính ở Bari, miền Nam Italia. Zitto không chỉ đứng đầu một công ty tài chính có trụ sở ở Luxemburg mà còn là nhà quản lí của một công ty rất đáng ngờ đang hoạt động ở Seychelles.
Zitto từng bị bắt vào năm 1999 và sau đó bị ngồi tù 16 tháng, được cho là "Bộ trưởng tài chính" của Graviano, một gia đình mafia cộm cán ở Palermo, đảo Sicily. Cho đến nay, cơ quan chống mafia Italia chưa biết được gia đình Graviano đã chuyển bao nhiêu tiền bẩn có được từ các hoạt động tội ác của chúng ra nước ngoài qua Zitto, nhưng theo L"Espresso, con số có thể lên tới hàng chục triệu USD.
Một cái tên đáng chú ý khác trong "Hồ sơ Panama" là các con của Vito Roberto Palazzolo, một trong những nhân vật nổi tiếng nhất của thế giới mafia Sicily trong những năm 1980, khi chúng đang trong thời kì đỉnh cao của việc buôn lậu ma túy.
Trong vai trò của một nhà đầu tư, Palazzolo là người chịu trách nhiệm tẩu tán hàng chục triệu USD tiền bẩn của các gia đình mafia bằng cách rửa tiền ở các công ty có trụ sở ở nước ngoài. Bị bắt vào năm 1984 và sau đó trốn tù vào năm 1986, Palazzolo đã chuyển sang Nam Phi.
Theo các tài liệu được tiết lộ trong "Hồ sơ Panama", hai con của Palazzolo đã thay cha điều hành khối tài sản khổng lồ của mafia và của chính gia đình Palazzolo trong hàng chục công ty có trụ sở ở các "thiên đường trốn thuế" tại vùng Caribe.
Ngoài những cái tên trên, L"Espresso còn công bố một số tên tuổi khác là các nhà tài chính hoặc công nghiệp, nhưng đều hoặc bị nghi ngờ có dính líu đến mafia, hoặc đã bị đi tù do các quan hệ mật thiết với thế giới tội phạm.
Điều tra của L"Espresso cho thấy, ngoài hai anh em nhà Palazzolo đang sống ở Nam Phi, những người còn lại có liên quan đến mafia trong danh sách tiết lộ ban đầu đều đã được trả tự do sau thời gian ngồi tù. Nhưng ngay sau đó, họ lại bí mật tiếp tục các hoạt động tài chính cho các trùm mafia.
Hồ sơ cũng tiết lộ nhiều chính khách, ngôi sao rửa tiền, trốn thuế.
Các cuộc điều tra của cơ quan bài trừ mafia quốc gia Italia nhắm vào tài sản của tội phạm ở nước ngoài cho đến nay chưa thu được những kết quả khả quan, do thiếu thông tin. Do đó, nhiều khối tài sản của mafia chưa bị thu giữ và các con cháu của những trùm mafia hiện đang ngồi tù vẫn sống ung dung trong giàu sang.
Tới các ông trùm đáng sợ toàn cầu -"Gã Hà Lan" - trùm buôn ma túy liên lục địa
Ông trùm ma túy Ment Floor Dijkhuizen Cáceres, biệt danh "gã Hà Lan", là người gốc Peru, điều hành đường dây buôn lậu ma túy giữa Peru và Hà Lan. Đường dây buôn cocain của Ment Dijkhuizen đã thu hút sự chú ý của cơ quan pháp luật từ rất lâu trước khi hắn bị bắt.
Một trong những đầu mối khiến hắn bị lọt vào danh sách đen của cảnh sát Peru là vụ giết hại Sandra Barrios Villacorta, nữ thư ký của một nhân vật cao cấp trong băng nhóm của Dijkhuizen. Cảnh sát Peru cho rằng, nạn nhân bị thủ tiêu để bịt đầu mối do "biết quá nhiều", tờ La Republicacho biết.
"Nữ hoàng phương Nam" - bà trùm ma túy và rửa tiền Trung Mỹ
Vào tháng Giêng năm 2012, nhà chức trách Mỹ xác định Marllory Dadiana Chacon Rossell là "một trong những trùm buôn ma túy lớn nhất Trung Mỹ".
Quan chức Bộ Tài chính Mỹ cáo buộc thị gửi hàng tấn cocain qua đường Guatemala vào tiêu thụ tại Mỹ và "rửa" hàng chục triệu USD mỗi tháng.
Việc một phụ nữ làm "trùm" một đường dây buôn ma túy đã là hiếm, Rossell thậm chí còn được báo chí Guatemala mệnh danh là "Nữ hoàng phương Nam".
Chiến dịch "cá voi trắng" khét tiếng Tây Ban Nha
Năm 2005, nhà chức trách Tây Ban Nha tiến hành bắt giữ 50 người trong một chiến dịch có mật danh là "Cá voi trắng" - một cuộc điều tra đường dây rửa tiền lớn nhất trong lịch sử Tây Ban Nha.
Nhân vật trung tâm trong đường dây rửa tiền lên tới 300 triệu USD là một đối tượng người Chile, tên Fernando del Valle. Tên này đã thành lập nhiều công ty "vỏ bọc", giúp các tên trùm ma túy, trùm mafia, buôn lậu vũ khí và cả giới ma cô rửa tiền thông qua đầu tư vào bất động sản.
Vua lừa đảo Martin Frankel
Tháng Hai năm 2000, nhà chức trách Hoa Kỳ tiếp cận Mossack Fonseca thông qua Tổng chưởng lý quần đảo British Virgin, yêu cầu cung cấp thông tin về 2 công ty đóng tại nước ngoài được sở hữu bởi tên tội phạm tài chính khét tiếng Martin Frankel.
Frankel được cho là khách hàng lâu năm của công ty luật này, kể cả trong lúc hắn thực hiện các phi vụ nổi tiếng như biển thủ 200 triệu USD từ các công ty bảo hiểm tại 5 tiểu bang khác nhau trên khắp nước Mỹ, hay vụ thành lập tổ chức từ thiện lừa đảo mang danh Công giáo, hứa hẹn quyên tiền giúp người nghèo nhưng thực chất là để đổ đầy túi tiền, phục vụ cho thói ăn chơi xa hoa của y.
"Lái súng" khét tiếng Anh quốc John Knight
Tháng 11 năm 2004, John Knight gây sốc khi thừa nhận hắn từng đàm phán để cung cấp vũ khí hạng nặng cho Sudan, gồm rocket (tên lửa), pháo binh, và thậm chí cả xe tăng, máy bay do Liên Xô sản xuất. Tuy nhiên, Knight được biết đến tại Anh quốc từ trước đó rất lâu rồi nhờ vai trò xì thầu súng đạn.
Năm 1991, một phóng viên tờ Daily Mirror đã tiến hành xâm nhập thực tế, giả làm người mua và thực hiện các giao dịch mua súng tiểu liên AK từ Knight.
Ông trùm của những ông trùm
Ông trùm thế giới ngầm khét tiếng người Ukraina Semion Mogilevich được mệnh danh là "tên xã hội đen nguy hiểm nhất thế giới". Hắn được Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) xếp vào danh sách 10 đối tượng tội phạm bị truy nã gắt gao nhất, gọi hắn là "kẻ lừa đảo quy mô toàn cầu và là một tên tội phạm tàn nhẫn". Mogilevich từng tham gia vào đủ các loại hình phạm tội, từ buôn súng, đâm thuê chém mướn, tống tiền, buôn ma túy, thậm chí là cả mại dâm quy mô quốc tế.
Kẻ buôn ma túy và giết người độc ác nhất châu Mỹ
Trùm ma túy người Colombia Diego Perez Henao, một trong những tên tội phạm bị truy nã gắt gao nhất ở châu Mỹ vừa bị cảnh sát nước láng giềng Venezuela bắt giữ.
Theo thông tin phía Colombia cung cấp, Diego Perez Henao bị bắt tại bang biên giới Barinas thuộc Venezuela. Ba cộng sự khác của Henao cũng bị bắt. Hiện những tên này đang bị giam giữ ở thủ đô Caracas. Tổng thống Colombia Juan Manuel Santos hoan nghênh việc bắt giữ Henao. Chính quyền Venezuela tuyên bố sẽ trao Henao cho phía Colombia để xét xử.
Henao, 43 tuổi, là thủ lĩnh băng đảng ma túy Los Rastrojos sau khi "tướng" tổ chức này Javier Antonio Calle Serna sau nhiều năm lẩn trốn đã ra đầu hàng chính quyền Mỹ. Băng đảng Los Rastrojos đã phát triển mạnh mẽ trong bốn năm qua, chiếm lĩnh nhiều tuyến đường buôn lậu quan trọng và xuất khẩu hàng tấn cocaine vào Mỹ thông qua Mexico.
Theo cảnh sát Colombia, Henao kiểm soát một nửa số thành viên tại các tổ chức tội phạm bán quân sự, gồm cả các băng buôn ma túy, tại Colombia. Dưới trướng Henao được cho là có 800 tay súng.
Henao bị cáo buộc đã tham gia hàng loạt hành động tội ác như tống tiền, giết rất nhiều người và buôn lậu ma túy. Phó giám đốc lực lượng cảnh sát quốc gia Colombia miêu tả Henao "là một trong những kẻ buôn ma túy và giết người độc ác nhất".
Cảnh sát Colombia đã truy nã y từ năm 2001 đến nay. Chính phủ Mỹ đã treo thưởng 5 triệu USD để bắt giữ được Henao. Trùm mafia này được cho là có hệ thống chân rết rửa tiền ở nhiều nước chủ yếu trong lĩnh vực bất động sản, du lịch, giải trí, mại dâm…