Lập trường khác của Mỹ với khối G-7 về biến đổi khí hậu

GD&TĐ - Trong một diễn biến chưa từng có, một thông cáo của Hội nghị Thượng đỉnh Nhóm Bảy Cường quốc đã dành một vị trí riêng biệt cho Mỹ để nước này có lập trường khác với lập trường chung của các nước còn lại ở một vấn đề lớn.

Lập trường khác của Mỹ với khối G-7 về biến đổi khí hậu

Trong một bản thông cáo cuối cùng được tiết giảm, tất cả các quốc gia G-7, ngoại trừ Mỹ, đều tuyên bố sẽ hành động để khắc phục tình trạng biến đổi khí hậu.

“Hoa Kỳ đang trong quá trình duyệt lại những chính sách về biến đổi khí hậu và Thỏa thuận Paris và do đó không ở trong vị thế có thể tham gia sự đồng thuận về những chủ đề này” - thông cáo viết. “Hiểu được quá trình này, các nguyên thủ quốc gia và người đứng đầu chính phủ của Canada, Pháp, Đức, Ý, Nhật Bản và Anh cùng Chủ tịch Hội đồng châu Âu và Ủy hội châu Âu tái khẳng định lại cam kết mạnh mẽ của họ nhanh chóng thực thi Thỏa thuận Paris”.

Thông cáo này cho biết, Mỹ cần “thêm thời gian” để quyết định liệu họ có rời bỏ thỏa thuận mang tính bước ngoặt này hay không để giảm thiểu phát thải carbon do các đại diện của 195 quốc gia đồng ý vào hai năm trước.

“Tôi sẽ đưa ra quyết định cuối cùng về Thỏa thuận Paris vào tuần sau!” - Tổng thống Mỹ Donald Trump viết trên Twitter từ Sicily trong tài khoản cá nhân của mình lúc gần kết thúc bữa trưa làm việc của G-7.

“Tôi đã nói với Donald Trump rằng việc Mỹ tiếp tục tham gia trọn vẹn trong thỏa thuận biến đổi khí hậu Paris là điều thiết yếu” - Tổng thống Pháp Emmanuel Macron nói với các phóng viên.

Thủ tướng Đức Angela Merkel nói thỏa thuận khí hậu quan trọng đến mức không nên có bất kỳ thỏa hiệp nào về nó. Toàn bộ cuộc thảo luận về khí hậu là rất khó khăn, nếu không nói là gây bất mãn. Không có dấu hiệu nào cho thấy, Mỹ sẽ ở lại trong Thỏa thuận Paris hay không.

Còn về phần mình, ông Gary Cohn, cố vấn kinh tế hàng đầu của Trump cho biết: Đã có sự trao đổi quan điểm rất thẳng thắn về chủ đề này.

Trong một diễn biến khác cũng trái với truyền thống G-7, Tổng thống Mỹ đã không tổ chức họp báo sau khi hội nghị thượng đỉnh kết thúc. Ông là nhà lãnh đạo duy nhất không nói chuyện với báo giới.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Cô trò Trường Mầm non Khong Hin (huyện Tuần Giáo, Điện Biên). Ảnh: NTCC

Ngăn chặn từ gốc bạo hành trẻ mầm non

GD&TĐ - Từ các vụ bạo hành trẻ mầm non ở một số cơ sở, nhóm lớp ngoài công lập gần đây, giải pháp ngăn chặn tình trạng bạo hành được ngành Giáo dục tăng cường.