Lắp camera theo dõi sạt lở taluy dương đường vành đai phía Tây Đà Nẵng

GD&TĐ - Ban quản lý dự án sẽ lắp camera theo dõi tại điểm sạt lở lở taluy dương đoạn Km5+570 - Km6+357 ở đường vành đai phía Tây TP Đà Nẵng. 

Vị trí điểm sạt lở trên đường vành đai phía Tây Đà Nẵng.
Vị trí điểm sạt lở trên đường vành đai phía Tây Đà Nẵng.

Ngày 9/8, thông tin từ Ban quản lý dự án (QLDA) đầu tư xây dựng các công trình giao thông Đà Nẵng, sắp tới sẽ lắp camera theo dõi điểm sạt lở taluy dương đoạn Km5+570 - Km6+357 đường vành đai phía Tây TP Đà Nẵng.

Trước đó, ông Lê Quang Nam, Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng kiểm tra thực tế vị trí sạt trượt mái taluy dương đoạn Km5+570 - Km6+357 đường vành đai phía Tây (từ QL14B đến đường Hồ Chí Minh).

Sau buổi kiểm tra, ông Lê Quang Nam yêu cầu Ban QLDA chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện đúng chủ trương của UBND thành phố về phương án xử lý sạt trượt mái taluy dương nói trên.

Theo thông tin từ Ban QLDA, trong thời gian thi công thì vị trí nêu trên có tình trạng sạt lở, nước kéo theo bùn đất xuống mặt đường, nhà dân. Đến nay, khi tuyến đường hoàn thiện thì không còn tình trạng đó nữa. Dọc đường có hệ thống cống, nước chảy dọc theo cống.

Về phần mặt đường tại vị trí sạt lở, Ban QLDA đã phối hợp Sở GTVT TP Đà Nẵng đổi kết cấu mặt đường nhựa thành đường bê tông xi măng để dễ dọn khi có sạt lở đất.

Qua theo dõi, từ khi thông xe đến nay và qua đợt mưa lớn vừa rồi (giữa tháng 6) không có hiện tượng sạt lở thêm.

Hiện nay, khoảng cách từ vị trí sạt lở đến mặt đường là 10m, cách nhà dân hơn 50m, Ban QLDA đang cho rọ đá thêm.

Theo ghi nhận, tại vị trí sạt lở hiện nay được bạt bớt để giảm độ dốc, hạn chế nguy cơ sạt lở. Bên dưới các rọ đá cũng đang được gia cố để hạn chế đất tràn xuống mặt đường khi xảy ra sạt lở.

7928c08c23e387bddef234.jpg
Các rọ đá cũng đang được gia cố để hạn chế đất tràn xuống mặt đường.

Lãnh đạo Ban QLDA thông tin, trường hợp thiên tai khắc nghiệt xảy ra, Ban cũng đã có phương án xử lý. Trước mắt sẽ lắp thêm 2 camera để theo dõi vị trí sạt lở.

Nhà thầu sẽ thường xuyên túc trực khi có mưa lớn, nếu xảy ra sạt lở thì chỉ có đất đá sạt xuống làn bên phải tuyến. Nếu trường hợp sạt lở nghiêm trọng thì cũng đã có phương án xử lý, phân luồng giao thông cho phương tiện đi bên trái tuyến.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Gió mạnh trong cơn bão gây đổ cây, tốc mái.

Khi nào bão thành 'thảm họa'?

GD&TĐ - Có nhiều nguyên nhân khiến một cơn bão trở nên nguy hiểm và gia tăng mức độ gây thiệt hại lên đời sống của con người.

Minh họa/INT

Không thể vì không quản lý được thì cấm!

GD&TĐ - Tình trạng quản không được hoặc khó quản là cấm và cấm được coi là giải pháp nhanh và hiệu quả nhất để giải quyết vấn đề là thực tế đang tồn tại...

màn hình cho xe ô tô giá tốtNơi bán camera yoosee giá rẻ hcmGiá camera c6n của Ezviz