Lãnh đạo Bộ Y tế chia sẻ lý do quá tải điều trị F0 tại TP Hồ Chí Minh

GD&TĐ - Đến thời điểm hiện tại, Việt Nam đã tiêm chủng được khoảng 11,4 triệu trên tổng số khoảng 18 triệu liều vắc xin Covid-19 đã được nhận.

Thứ trưởng Bộ Y Trần Văn Thuấn trao đổi với báo chí tại buổi họp báo chiều tối 11/8.
Thứ trưởng Bộ Y Trần Văn Thuấn trao đổi với báo chí tại buổi họp báo chiều tối 11/8.

Chia sẻ khi trả lời báo chí về tiến độ tiêm vắc xin và tình hình dịch bệnh tại các tỉnh phía Nam tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ (tối 11/8), Thứ trưởng Bộ Y Trần Văn Thuấn cho biết, TP Hồ Chí Minh được phân bổ hơn 4,7 triệu liều, hiện đã tiêm 3,5 triệu liều (tỷ lệ 88,2%), dự kiến đến ngày mai (12/8) TP Hồ Chí Minh sẽ tiêm hết số lượng vắc xin được phân bổ và tiếp tục triển khai tiêm các loại vắc xin khác.

Đối với thành phố Hà Nội, hiện thành phố được phân bổ 2,9 triệu liều vắc xin, đã tiến hành tiêm khoảng 1,5 triệu liều (tỷ lệ khoảng 50%). “Trong những ngày tới Hà Nội sẽ tăng tốc tiêm vắc xin cho người dân trên địa bàn” – Thứ trưởng Trần Văn Thuấn nói.

Để thúc đẩy tiêm chủng, Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết, Bộ đã hướng dẫn các tỉnh, thành phố lập kế hoạch cụ thể với số lượng vắc xin Covid-19 được phân bổ để các địa phương chủ động hơn trong công tác tiêm chủng.

Bộ đã gửi công văn đôn đốc các tỉnh, thành phố khẩn trương thực hiện công tác tiêm chủng vắc xin, bảo đảm không được tồn vắc xin, địa phương nào không dùng hết sẽ điều chuyển vắc xin sang địa phương khác, qua đó đã nâng cao tốc độ tiêm chủng toàn quốc.

“Quan điểm của Bộ Y tế là tiêm vắc xin Covid-19 nhanh nhưng phải bảo đảm an toàn, tiêm mũi nào an toàn mũi đó nên công tác chuẩn bị tiêm phải được chuẩn bị kỹ. Trong thời gian tới, khi vắc xin về nhiều hơn, tốc độ tiêm chủng sẽ được đẩy mạnh, có thể đạt tối đa 2 triệu mũi vắc xin/ngày” - Thứ trưởng Trần Văn Thuấn nhấn mạnh.

Trước câu hỏi về tình hình đáp ứng điều trị cho bệnh nhân Covid-19 tại TP Hồ Chí Minh và một số tỉnh phía Nam, Thứ trưởng Trần Văn Thuấn cho biết, TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam hiện đang điều trị các bệnh nhân mắc Covid-19.  

Dưới sự chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, ngay từ rất sớm, Bộ đã bàn với thành phố chuẩn bị mọi phương án khi tình huống xấu hơn.

“Tuy nhiên, thực tế có sự quá tải. Việc quá tải chủ yếu xảy ra ra ở “tầng 3” là chính. Trong khi đó, “tầng 3” chúng ta có thể điều trị ở tuyến dưới. Trong công tác điều trị, chúng ta phân tầng các tầng điều trị, việc phân tầng là hết sức quan trọng” - Thứ trưởng Trần Văn Thuấn nhấn mạnh.

Chia sẻ về việc Bộ đã phối hợp xây dựng các bệnh viện dã chiến, Thứ trưởng Trần Văn Thuấn cho biết, Trung tâm hồi sức cấp cứu dưới sự phụ trách của các Bệnh viện tuyến Trung ương tại TP Hồ Chí Min và các tỉnh phía Nam.

Hiện, Bộ Y tế đã chuyển 10.000 liều thuốc của Ấn Độ để kịp thời phục vụ công tác điều trị cho các tỉnh phía Nam. Bên cạnh đó, Bộ cũng huy động 11.000 lực lượng y tế, sinh viên để hỗ trợ cho các tỉnh phía Nam.

Trước khi kết thúc phần trả lời của mình, Thứ trưởng Trần Văn Thuấn nghẹn ngào khi nhắc đến sự vất vả của lực lượng y tế trong công cuộc chiến đấu với dịch bệnh: “Chúng tôi đã chứng kiến nhiều anh em gồng mình chống dịch từ Đà Nẵng, Hà Nam, Bắc Ninh, Bắc Giang… rồi lần này hỗ trợ các tỉnh phía Nam. Hi vọng với sự vào cuộc mạnh mẽ của ngành Y tế chúng ta sẽ sớm khống chế được dịch Covid-19”.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Lá bài cuối cùng

GD&TĐ - Sau hơn một năm xung đột dữ dội, cả dải đất Gaza gần như đã bị biến thành đống đổ nát và trở thành một cuộc khủng hoảng nhân đạo tồi tệ.