Làng nghề làm đèn ông sao nức tiếng xứ Thanh

GD&TĐ - Cứ mỗi dịp Tết Trung thu về, những người thợ làng nghề Mật Sơn (TP Thanh Hóa) lại 'chạy đua' sản xuất những chiếc đèn ông sao rực rỡ sắc màu.

Những chiếc đèn ông sao do làng nghề Mật Sơn (TP Thanh Hóa) sản xuất.
Những chiếc đèn ông sao do làng nghề Mật Sơn (TP Thanh Hóa) sản xuất.

Gần Tết Trung thu, nhưng những người thợ làm đèn ông sao ở làng nghề Mật Sơn (phường Đông vệ, TP Thanh Hóa) vẫn đang “căng mình” làm hết công suất phục vụ nhu cầu của người dân.

Làng nghề Mật Sơn vốn nổi tiếng sản xuất các sản phẩm vàng mã phục vụ nhu cầu của người dân dịp Rằm tháng 7, Tết ông Táo. Tuy nhiên, từ nhiều năm nay họ làm thêm đèn ông sao, đèn kéo quân phục vụ dịp Tết Trung thu.

Đang tất bật cho những đơn hàng cuối cùng, anh Nguyễn Đức Cường (35 tuổi, ở phố Mật Sơn 2) cho biết, gia đình anh gắn bó với nghề này hàng chục năm nay. Nghề làm đèn ông sao, đèn kéo quân không quá vất vả song cũng trải qua lắm công đoạn, đòi hỏi sự khéo léo, tỉ mỉ của người thợ.

“Sau khi chọn được tre, luồng để chẻ thành thanh nan, chúng tôi sẽ tạo khung và bắn đinh cố định vải và bạt quanh khung tre. Đây cũng là công đoạn khó nhất, nếu bạt không được kéo căng sẽ khiến chiếc đèn trở nên nhăn nhúm, không đẹp mắt”, anh Cường chia sẻ.

Theo người đàn ông này, nghề làm đèn ông sao không chỉ giúp gia đình anh có thêm thu nhập mà còn góp phần giữ hồn nghề truyền thống. “So với các loại đồ chơi bạo lực không rõ nguồn gốc thì một chiếc đèn ông sao giản dị, gợi nhớ tuổi thơ sẽ ý nghĩa hơn rất nhiều”, anh Cường cho hay.

Một số hình ảnh PV Báo GD&TĐ ghi nhận tại làng nghề làm đèn ông sao nức tiếng xứ Thanh:

Đến hẹn lại lên, cứ vào mỗi dịp Tết Trung thu, những người thợ làng nghề Mật Sơn lại hối hả làm đèn ông sao, đèn kéo quân phục vụ người dân.

Đến hẹn lại lên, cứ vào mỗi dịp Tết Trung thu, những người thợ làng nghề Mật Sơn lại hối hả làm đèn ông sao, đèn kéo quân phục vụ người dân.

Xưởng sản xuất đèn ông sao của gia đình anh Nguyễn Đức Cường đang hoàn tất những đơn hàng cuối cùng cho dịp Trung thu năm nay.

Xưởng sản xuất đèn ông sao của gia đình anh Nguyễn Đức Cường đang hoàn tất những đơn hàng cuối cùng cho dịp Trung thu năm nay.

Theo anh Cường, làm đèn ông sao không quá khó nhưng lắm công đoạn. Việc chọn tre, luồng làm khung cũng phải chọn cây già và còn tươi.

Theo anh Cường, làm đèn ông sao không quá khó nhưng lắm công đoạn. Việc chọn tre, luồng làm khung cũng phải chọn cây già và còn tươi.

Sau khi vót tre thành thanh nan, người thợ sẽ tạo khung cho chiếc đèn lồng.

Sau khi vót tre thành thanh nan, người thợ sẽ tạo khung cho chiếc đèn lồng.

Hoàn thành việc tạo khung, người thợ sẽ bắn đinh cố định vải và bạt quanh khung tre. Công đoạn này khó nhất, bởi nếu bạt bị trùng sẽ khiến chiếc đèn trở nên nhăn nhúm, không đẹp mắt.

Hoàn thành việc tạo khung, người thợ sẽ bắn đinh cố định vải và bạt quanh khung tre. Công đoạn này khó nhất, bởi nếu bạt bị trùng sẽ khiến chiếc đèn trở nên nhăn nhúm, không đẹp mắt.

Niềm vui của nam thanh niên sau khi hoàn thành sản phẩm của mình.

Niềm vui của nam thanh niên sau khi hoàn thành sản phẩm của mình.

Sau khi hoàn thành, những chiếc đèn ông sao được đưa lên xe vận chuyển đến các sạp hàng hoặc người mua.

Sau khi hoàn thành, những chiếc đèn ông sao được đưa lên xe vận chuyển đến các sạp hàng hoặc người mua.

Mỗi chiếc đèn ông sao hiện nay dao động từ 100.000 đồng đến 1 triệu đồng (tùy kích thước). Ngoài đèn ông sao, đèn kéo quân cũng khá đắt khách dịp Tết Trung thu.

Mỗi chiếc đèn ông sao hiện nay dao động từ 100.000 đồng đến 1 triệu đồng (tùy kích thước). Ngoài đèn ông sao, đèn kéo quân cũng khá đắt khách dịp Tết Trung thu.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ