Lần đầu tiên có chuyên ngành học về vi mạch, bán dẫn tại Huế

GD&TĐ - Đại học Huế đang hoàn thiện các chương trình đào tạo về vi mạch và bán dẫn hứa hẹn nhiều hấp dẫn.

Ngành đào tạo vi mạch bán dẫn tại Thừa Thiên Huế sẽ có chuyên ngành đào tạo từ năm học 2024-2025 ở Đại học Huế. (Ảnh: Q.L)
Ngành đào tạo vi mạch bán dẫn tại Thừa Thiên Huế sẽ có chuyên ngành đào tạo từ năm học 2024-2025 ở Đại học Huế. (Ảnh: Q.L)

Đáp ứng nhu cầu nhân lực ngành vi mạch và bán dẫn

Ngành công nghiệp bán dẫn được đánh giá có ảnh hưởng tích cực cho Việt Nam qua tác động trực tiếp, gián tiếp và tác động chung đến xã hội nền kinh tế. Theo đánh giá của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, nhu cầu nguồn nhân lực cho ngành công nghiệp vi mạch bán dẫn đến năm 2030 khoảng 50.000 kỹ sư, trong đó khoảng 15.000 kỹ sư thiết kế và 35.000 kỹ sư tham gia các công đoạn khác trong quá trình sản xuất.

Trong những qua tại Đại học Huế đã có các ngành liên quan đến lĩnh vực vi mạch và bán dẫn, đã và đang đào tạo trên 2.000 sinh viên, học viên và nghiên cứu sinh. Tuy nhiên chưa có các ngành/chuyên ngành đào tạo chuyên sâu về vi mạch bán dẫn. Do đó Đại học Huế đã chỉ đạo các đơn vị triển khai xây dựng các chương trình đào tạo chuyên sâu nhằm cung ứng nguồn nhân lực cho ngành công nghiệp vi mạch và bán dẫn.

Kỳ tuyển sinh năm học 2024 -2025, lần đầu tiên Đại học Huế sẽ có 2 đơn vị mở và tuyển sinh các chuyên ngành liên quan là Công nghệ bán dẫn (tại Trường Đại học Khoa học) và Công nghệ thiết kế vi mạch (tại Khoa Kỹ thuật và Công nghệ).

PGS.TS Nguyễn Quang Lịch, Khoa Trưởng Khoa Kỹ thuật và Công nghệ - Đại học Huế cho biết, đây là chuyên ngành đặc thù, đòi hỏi nhiều yếu tố từ nhân lực, vật lực, quan trọng là sự phối hợp giữa nhà trường và các doanh nghiệp.

“Đại học Huế nói chung và Khoa chúng tôi đang làm rất tốt vấn đề này. Đến thời điểm này, Khoa đã xác định các module đào tạo cho ngành này. Module đào tạo được xây dựng từ bài toán đánh giá về nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp trong và ngoài nước từ đó nhà trường và doanh nghiệp cùng nhau hợp tác để phát triển các module đào tạo cho phù hợp với nhu cầu đó.

Điều này giúp sinh viên sau khi hoàn thành chương trình đào tạo được trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng cũng như năng lực làm việc tại doanh nghiệp tương ứng” – PGS.TS Nguyễn Quang Lịch trao đổi.

Sinh viên Khoa Kỹ thuật và Công nghệ - Đại học Huế đang hướng dẫn cho sinh viên Đại học Lyon, Pháp kiểm tra bo mạch điện tử trong đợt thực tập mùa hè 2024 của sinh viên ngoại quốc.

Sinh viên Khoa Kỹ thuật và Công nghệ - Đại học Huế đang hướng dẫn cho sinh viên Đại học Lyon, Pháp kiểm tra bo mạch điện tử trong đợt thực tập mùa hè 2024 của sinh viên ngoại quốc.

Được biết, chuyên ngành Công nghệ thiết kế vi mạch tại Khoa Kỹ thuật và Công nghệ - Đại học Huế nằm trong ngành Kỹ thuật điện (Hệ kỹ sư 5 năm). Trong 2 năm đầu, sinh viên học chương trình đại cương và cơ sở ngành; đến năm thứ 3 bắt đầu học chuyên ngành liên quan về vi mạch bán dẫn. Số tín chỉ chuyên ngành là 82 trên tổng số 150 tín chỉ toàn khóa học trong đó có 4 đồ án chuyên sâu và 4 đợt thực tập tại doanh nghiệp chiếm khoảng 40% thời gian thực hành thực tập.

Khó khăn và tiềm năng

Mặc dù Khoa Kỹ thuật và Công nghệ - Đại học Huế đã tích cực tham khảo chương trình giảng dạy từ nhiều nước tiên tiến châu Âu, châu Mỹ và châu Á. Việc thực tế trên thế giới chưa có Đại học nào đào tạo về ngành vi mạch bán dẫn bậc Đại học mà chỉ có đào tạo chuyên sâu sau Đại học ở bậc Thạc sĩ, Tiến sĩ khiến quá trình xây dựng các module học cho sinh viên gặp không ít khó khăn.

Bên cạnh đó, ngành còn gắn với việc làm của doanh nghiệp, nên kết hợp thực tiễn doanh nghiệp để xây dựng chương trình đào tạo cũng mất thời gian không ít. “Rất gian nan vì sự mới mẻ của ngành này. Lấy ví dụ giáo trình chúng tôi tổng hợp từ các trường đại học nước ngoài, như Đài Loan, chuyên về lĩnh vực sản xuất vi mạch bán dẫn; Mỹ, Hàn Quốc chuyên về lĩnh vực thiết kế.

Vì là ngành mới nên không ít khó khăn gặp phải khi xây dựng chương trình đào tạo ngành gắn với nhu cầu thực tiễn của doanh nghiệp.

Vì là ngành mới nên không ít khó khăn gặp phải khi xây dựng chương trình đào tạo ngành gắn với nhu cầu thực tiễn của doanh nghiệp.

Sau khi có chính sách của Chính phủ, dưới chỉ đạo của Ban Giám đốc Đại học Huế, Khoa đã đi sâu vào tìm hiểu, kết nối nhiều đơn vị, tổ chức các hội thảo, talkshow gắn kết doanh nghiệp. Hiện Đại học Huế đã hợp tác với một số Trường lớn thế giới như Đại học Khoa học Kỹ thuật Minh Tân, Đại học Thành Công (Đài Loan), Đại học Missouri, Đại học Arizona (Mỹ)… cùng cam kết đầu ra ở một số công ty lớn về lĩnh vực vi mạch, bán dẫn tại Việt Nam nên việc học tập – thực hành, trao đổi sinh viên, tạo việc làm bước đầu xem như hoàn thiện” – PGS.TS Nguyễn Quang Lịch chia sẻ.

Tại hội nghị “Tiềm năng và thách thức trong đào tạo nhân lực ngành vi mạch bán dẫn” đầu tháng 4/2024 ở Đại học Huế, ông Nguyễn Thế Hiển, Tổng Giám đốc Công ty DreamBig Semiconductor cho rằng, Việt Nam hiện có khoảng hơn 40 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thiết kế chip với tổng số lao động hơn 5.000 kỹ sư và đang có xu hướng tăng lên theo thời gian.

Việc phát triển hệ sinh thái doanh nghiệp hỗ trợ và đội ngũ kỹ sư thiết kế chip, kỹ sư điện tử và lập trình nhúng, sẽ giúp nhân lực Việt Nam trở nên có tầm vóc hơn và dần tham gia sâu hơn trong các công đoạn trong chuỗi giá trị vi mạch bán dẫn.

Ông Bùi Quang Ngọc, Giám đốc cấp cao Công ty Marvell Việt Nam đã nêu ra những ưu điểm đối với sinh viên Việt Nam học chuyên ngành này ra trường, trở thành các tân kỹ sư tương lai. Theo đó, kỹ sư Việt nam được đánh giá cao về sự sáng tạo, cần cù, trung thực và cởi mở trong quá trình làm việc. Đa số các công ty vi mạch trên thế giới hiện nay là Fabless (không có nhà máy sản xuất) nhưng vẫn tạo ra được giá trị rất lớn vì sở hữu các sản phẩm trí tuệ có biên độ lợi nhuận cao. Quá trình thiết kế và sản xuất sản phẩm vi mạch trải qua nhiều giai đoạn khác nhau trong đó các kỹ sư ở Việt nam đang tham gia vào hầu hết các giai đoạn này.

PGS.TS Nguyễn Quang Lịch, Khoa trưởng Khoa Kỹ thuật và Công nghệ - Đại học Huế (trái) cùng ông Nguyễn Thế Hiển, Tổng Giám đốc Công ty DreamBig Semiconductor Việt Nam (phải) và ông Bùi Quang Ngọc, Giám đốc điều hành cấp cao Công ty Marvell Việt Nam (giữa) tại hội nghị “Tiềm năng và thách thức trong đào tạo nhân lực ngành vi mạch bán dẫn”. (Ảnh: Q.L)

PGS.TS Nguyễn Quang Lịch, Khoa trưởng Khoa Kỹ thuật và Công nghệ - Đại học Huế (trái) cùng ông Nguyễn Thế Hiển, Tổng Giám đốc Công ty DreamBig Semiconductor Việt Nam (phải) và ông Bùi Quang Ngọc, Giám đốc điều hành cấp cao Công ty Marvell Việt Nam (giữa) tại hội nghị “Tiềm năng và thách thức trong đào tạo nhân lực ngành vi mạch bán dẫn”. (Ảnh: Q.L)

“Ngành vi mạch và bán dẫn đang là tiềm năng và xu thế bắt buộc. Qua tìm hiểu, trao đổi từ phía học sinh các trường THPT, các em đa phần tò mò, thích khám phá về ngành này. Dù có mức lương cao nhưng yêu cầu công việc tương đối khắt khe, tỉ mỉ và phải thường xuyên cập nhật kiến thức và công nghệ.

Điều này rất phù hợp với học sinh Việt Nam nói chung và nhất là học sinh ở miền Trung. Tuy nhiên các em cần có đam mê và đức tính học tập suốt đời thì mới đi được trên con đường này lâu dài” – PGS.TS Nguyễn Quang Lịch, Khoa trưởng Khoa Kỹ thuật và Công nghệ - Đại học Huế tâm huyết nhắn nhủ.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

De Bruyne ‘chốt hạ’ rời Man City

De Bruyne ‘chốt hạ’ rời Man City

GD&TĐ - Nhạc trưởng Kevin De Bruyne đã "đồng ý miệng" về việc rời Man City và chuyển sang thi đấu tại giải Saudi Pro League của Ả Rập Xê-út.