Đó là chia sẻ của cô Nguyễn Thị Huyền - Hiệu trưởng Trường tiểu học Phúc Diễn (quận Bắc Từ Liêm).
Theo cô Huyền, giúp HS phát triển toàn diện từ năng lực phẩm chất trước tiên phải giáo dục HS có đức tính tốt, kính trọng ông bà, cha mẹ, thầy cô giáo, người lớn tuổi. Từ đó, có tinh thần đoàn kết, tích cực học tập, rèn luyện, tu dưỡng, ý thức chấp hành pháp luật tốt, lối sống đẹp, lành mạnh. HS sẽ phát huy lòng yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc và năng nổ tham gia các hoạt động vì cộng đồng.
Đồng bộ và chặt chẽ
Cô Huyền cho biết, cùng với giáo dục đạo đức truyền thống thông qua các bài học trên lớp, chủ đề, Trường đặc biệt chú trọng hoạt động giáo dục trải nghiệm cho HS.
Đơn cử dịp tết Trung thu hàng năm, Nhà trường tổ chức họp mặt vui tết Trung thu cho HS. Đồng thời, tặng quà HS khó khăn học giỏi, học sinh tiêu biểu xuất sắc, học sinh đạt giải cấp tỉnh trên địa bàn quận, thành phố.
Hoạt động này nhằm động viên các em có thêm niềm vui, nghị lực trong cuộc sống; khích lệ các em học tập, vượt khó vươn lên, sống tốt với gia đình và xã hội, góp phần mang đến một mùa Trung thu vui tươi, nhiều ý nghĩa cho trẻ em nghèo.
Hay gói bánh trưng dịp Tết âm lịch, phụ huynh học sinh tham gia gói bánh, luộc bánh cùng nhau để gắn kết tình yêu thương, để các em có ký ức đẹp về ngày Tết cổ truyền và không quên giá trị văn hóa dân tộc.
"Nồi bánh chưng khiến bạn bè, cha mẹ học sinh và các thầy cô xích lại gần nhau hơn. Các em có thêm kiến thức, đặc biệt là tình yêu quê hương đất nước mỗi độ Tết đến xuân về...", cô Huyền chia sẻ.
Cùng với đó hoạt động chợ quê, giáo dục HS về truyền thống, giáo dục kỹ năng cho HS về quản lý tài chính. "Mỗi học sinh được phát 20 nghìn từ quỹ phụ huynh để các em lên kế hoạch mua những gì làm quà cho bố mẹ, cho các em và bản thân...", cô Huyền chia sẻ.
"Giáo dục đạo đức lối sống trong nhà trường có vai trò rất quan trọng. Tuyên truyền cho học sinh đồng nghĩa tuyên truyền cho phụ huynh, tuyên truyền cho gia đình. Hầu như gia đình nào cũng có con đi học, nếu làm tốt trong nhà trường sức lan tỏa trong xã hội sẽ rất lớn...", cô Huyền nhấn mạnh.
"Thanh âm hi vọng"
“Thanh âm hi vọng” là chủ đề của lễ khai giảng năm học mới sáng Chủ nhật 5/9 của thầy và trò Trường THCS Đoàn Thị Điểm Hà Nội. Đặc biệt, thầy trò trường THCS Đoàn Thị Điểm muốn truyền thông điệp bằng tất cả tình yêu thương, sự hy sinh thầm lặng và tinh thần sẻ chia, Nhà trường luôn đặt niềm tin và hy vọng rằng tất cả những mong ước sẽ thành sự thực.
Chia sẻ với PV Báo GD&TĐ, PGS.TS Đặng Quốc Thống, Chủ tịch Hội đồng Quản trị trường THCS Đoàn Thị Điểm nhấn mạnh, cùng với nâng cao chất lượng đào tạo, Nhà trường đặc biệt coi trọng giáo dục đạo đức lối sống cho HS.
PGS.TS Đặng Quốc Thống cho biết, trong bối cảnh dịch bệnh, nhà trường đã chủ động lên kế hoạch và giảng dạy trực tuyến từ 2/8 cho HS. Như vậy, so với các năm học trước năm học 2021 -2022 đã diễn ra nửa tháng. Nhà trường chủ động trong bối cảnh có dịch Covid-19 phức tạp thì vẫn hoàn toàn chủ động, không bị động, đảm bảo tốt chất lượng năm học.
Về kế hoạch khai giảng năm học mới, PGS.TS Thống cho biết, nhà trường lên 2 phương án: Dịch ổn định, HS đến trường được thì tổ chức trực tiếp khai giảng, phương án 2 là tổ chức trực tuyến.
"Nhà trường tổ chức "Back to school" ngày 2/8 bằng hình thức trực tuyến. Đến nay sẵn sàng tổ chức khai giảng, Thành phố tổ chức khai giảng lúc 7h ngày 5/9 thì nhà trường tổ chức 8h30 sau đó 1 tiếng để 4.500 học sinh và cán bộ giáo dục cùng dự...", PGS.TS Đặng Quốc Thống chia sẻ.
Nói về chủ đề lễ khai giảng, PGS.TS Đặng Quốc Thống cho biết: "Thanh âm hi vọng" để giúp cho mọi người lắng lại, tự tìm trong cuộc sống những điểm hay lẽ phải điểm tích cực để phát huy.
"Giúp cho các em học sinh tự tin vượt qua khó khăn, trong đó xây dựng hi vọng, phương án khắc phục khó khăn dịch bệnh, tạo nghị lực học tập và làm việc tốt hơn cho thầy và trò...", PGS.TS nói về ý nghĩa giá trị giáo dục đạo đức lối sống cho HS.
PGS.TS Đặng Quốc Thống cũng cho biết, để HS phát triển toàn diện nhà trường thay đổi phương pháp giảng dạy sao cho tronng bất cứ hoàn cảnh nào đều dạy tốt, học tốt.