Làm phim độc lập: Hành trình gian nan

GD&TĐ - Gần đây, một số bộ phim độc lập “made in Vietnam” đã tạo dấu ấn lớn tại các liên hoan phim trong nước và quốc tế. Điều đó có thể khẳng định rằng, dòng phim độc lập đã góp phần quan trọng giúp cho điện ảnh Việt Nam khẳng định tên tuổi mình trong làng điện ảnh quốc tế.

Làm phim độc lập: Hành trình gian nan

Những dấu hiệu khởi sắc

5 năm trở lại đây, cụm từ phim độc lập (phim nghệ thuật) trở nên quen thuộc hơn với giới làm phim và khán giả Việt Nam. Với cách kể chuyện mới lạ, những khuôn hình giàu mỹ cảm, sáng tạo, những số phận nhân vật gần gũi, giản dị đời thường, mang đậm dấu ấn cá nhân, đó là những dấu ấn mà phim độc lập mang lại. Nhiều đạo diễn trẻ tạo danh trong làng điện ảnh và tìm kiếm những cơ hội, những giải thưởng quốc tế.

Có thể kể đến những tác phẩm như “Bi, đừng sợ!” của đạo diễn Phan Đăng Di đã có mặt ở khoảng 30 liên hoan phim quốc tế và

giành được một số giải thưởng quan trọng; bộ phim “Cha và con và…” của Phan Đăng Di đã được chọn vào hạng mục tranh giải cùng 18 bộ phim khác tại Liên hoan phim Berlin lần thứ 65; bộ phim “Đập cánh giữa không trung” của nữ đạo diễn Nguyễn Hoàng Điệp, “Cánh đồng bất tận” của Nguyễn Phan Quang Bình… đã nhận được nhiều giải thưởng tại các liên hoan phim quốc tế.

Thực tế cho thấy, cuối năm 2002, Bộ Văn hoá - Thông tin cho phép thành lập hãng phim tư nhân đã khơi mào ra một dòng phim giải trí. Hơn 10 năm qua, từ chỗ đứng bên lề, điện ảnh tư nhân trở thành chủ lực của thị trường điện ảnh. Mặc dù còn khá mới và non trẻ nhưng phim độc lập Việt Nam đã bước đầu gặt hái được những thành công trên con đường nghệ thuật.

Vẫn khó khăn đi tìm nhà phát hành

Theo đạo diễn Phan Đăng Di, khi đưa phim ra thế giới là cơ hội đưa tiếng Việt ra thế giới, để thế giới hiểu được chúng ta có nền văn hóa và tiếng nói như vậy, chúng ta có cuộc sống như vậy. Đó chính là động lực lớn nhất để các nhà sản xuất sáng tạo.

Thế nhưng con đường đến thành công của những đạo diễn, nhà sản xuất không hề dễ dàng. Phim nghệ thuật được chiếu ở nước ngoài nhưng ra rạp chiếu ở Việt Nam vẫn là khó khăn, đạo diễn phải tự đi tìm nhà phát hành cho bộ phim của mình.

Theo đạo diễn Phan Đăng Di, phim nghệ thuật chủ yếu là giải trí. Ở những nước có công tác giáo dục điện ảnh tốt thì phim độc lập thậm chí có rạp chiếu riêng. Như ở châu Âu, phim độc lập vẫn sống tốt vì khán giả có một nền tảng về điện ảnh. Còn ở Việt Nam, hầu như mọi người không hiểu lắm. Một khi không hiểu, họ sẽ không xem. Điều đó khiến phim độc lập khó phát hành ở Việt Nam.

Phim độc lập là dòng phim kén khán giả và khó phát hành nên khả năng thu hồi vốn khó nên các nhà làm phim Việt không mấy mặn mà. Trong khi đó, làm phim thương mại thì đạo diễn không bị căng thẳng trong việc đi tìm tài chính hay phát hành… nhà sản xuất lo tất cả, đạo diễn chỉ được mời đến để thực hiện bộ phim và nhận thù lao.

Bên cạnh đó, hiện nay, các quỹ đầu tư, phát triển điện ảnh của thế giới ngày càng bó hẹp do khủng hoảng kinh tế và vì thế con đường dành cho dòng phim độc lập vốn rất gập ghềnh, phức tạp lại càng khó khăn hơn.

Theo đạo diễn Phan Đăng Di, phim độc lập chỉ là dòng chảy ngầm, đó là cái khó chung của phim thế giới. Thế nhưng, muốn có một bộ phim hay các nhà làm phim cần phải hành động, chủ động nắm bắt cơ hội chứ không ngồi chờ. Phim độc lập với tiêu chí đề cao sự sáng tạo nghệ thuật thực sự nhưng phải được sản xuất với kinh phí thấp sẽ là một hướng đi cần thiết cho sự phát triển của điện ảnh Việt thời hội nhập.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ronaldo và Messi văng khỏi danh sách 20 cầu thủ xuất sắc nhất thế giới 2024.

Ronaldo và Messi đón tin kém vui

GD&TĐ - Bộ đôi siêu sao của bóng đá thế giới vắng mặt trong danh sách 20 cầu thủ xuất sắc nhất thế giới 2024.