Kỳ thi Đánh giá năng lực tại ĐHQG TPHCM năm 2019: Hơn 36.000 thí sinh tham gia trong đợt 1

GD&TĐ - Thông tin mới nhất từ ĐHQG TPHCM cho biết, hiện hơn 36.000 thí sinh đăng ký tham gia đợt 1 của Kỳ thi Đánh giá năng lực năm 2019 do ĐHQG TPHCM tổ chức, dự kiến diễn ra vào ngày 31/3.

Các thí sinh tham dự đợt 1 Kỳ thi Đánh giá năng lực tại ĐHQG TPHCM năm 2018
Các thí sinh tham dự đợt 1 Kỳ thi Đánh giá năng lực tại ĐHQG TPHCM năm 2018

Cũng theo ĐHQG TPHCM, số thí sinh đăng ký tham gia đợt 1 Kỳ thi Đánh giá năng lực năm nay tăng gấp 7,3 lần so với năm 2018. Ngoài số lượng thí sinh đăng ký dự thi tăng đột biến, năm nay có tới 17 đơn vị ngoài hệ thống ĐHQG với 15 trường ĐH và 2 trường CĐ đã liên kết sử dụng kết quả kỳ thi để xét tuyển.

Dù bao quát phần lớn các môn học trong chương trình GDPT, nhưng ĐHQG TPHCM cho biết, bài thi Đánh giá năng lực không tập trung vào việc ghi nhớ kiến thức mà yêu cầu thí sinh phải tư duy linh hoạt. Thí sính phải có nền tảng kiến thức vững chắc, vận dụng tốt các kỹ năng đọc hiểu, tư duy logic, xử lý số liệu để giải quyết các câu hỏi. Bài thi Đánh giá năng lực cho phép thí sinh làm 120 câu trong 150 phút.

Theo TS Nguyễn Quốc Chính, Giám đốc Trung tâm Khảo thí và Đánh giá chất lượng đào tạo ĐHQG TPHCM, để có kết quả tốt trong kỳ thi này, điều quan trọng nhất là thí sinh phải học tập thật cơ bản, không học tủ, không học vẹt bởi vì đề thi này yêu cầu thí sinh sử dụng khả năng đọc, phân tích, suy luận, đánh giá. Do đó, các em phải tiếp cận việc học theo cách cơ bản, thoải mái nhất.

Kỳ thi Đánh giá năng lực năm 2019 do ĐHQG TPHCM tổ chức gồm 2 đợt. Đợt 1 vào ngày 31/3 tại TPHCM và Bến Tre; đợt 2 vào ngày 7/7. Kết quả của đợt 1 sẽ được công bố vào ngày 10/4.

Đại diện lãnh đạo ĐHQG TPHCM cho biết, với việc tổ chức trước Kỳ thi THPT quốc gia năm 2019 từ 2 - 3 tháng, các kỳ thi đánh giá năng lực giúp thí sinh có được sự chuẩn bị chu đáo hơn cho kỳ thi lớn. Đồng thời, đây cũng là điều kiện tăng thêm cơ hội vào ĐH cho các thí sinh.

Tin tiêu điểm

Hệ thống HIMARS của Ukraine sẽ được sử dụng để phóng ATACMS.

Canh bạc nguy hiểm với ATACMS

Thế giới
GD&TĐ - Theo chuyên gia quân sự kỳ cựu Nga, Andrey Koshkin, hệ thống phòng thủ nhiều tầng của Moscow luôn sẵn sàng đánh chặn mọi tên lửa, kể cả ATACMS tầm xa.

Đừng bỏ lỡ

Nhiều người lợi dụng thị thực du học để nhập cư Australia trái phép.

Ngăn chặn tình trạng lừa đảo du học

GD&TĐ - Các đại lý du học thiếu uy tín thường vẽ ra viễn cảnh tươi đẹp về cuộc sống đại học và cơ hội nhập cư để lừa sinh viên quốc tế đăng ký.
Robot chơi piano của nhóm sinh viên.

Sinh viên chế tạo robot chơi piano

GD&TĐ - Nhóm sinh viên Trường Đại học Kinh tế TPHCM chế tạo robot có thể chơi hàng trăm bản nhạc khác nhau một cách thuần thục với đàn piano.