Vai trò của ngân hàng trong xóa đói giảm nghèo

GD&TĐ - Giải pháp quan trọng nhằm thúc đẩy toàn diện, xóa đói giảm nghèo là việc áp dụng mô hình tài chính vi mô đối với những hộ nghèo, giúp họ tham gia các hoạt động sản xuất kinh doanh, tăng thu nhập… Đây là những nội dung được các chuyên gia đưa ra tại Hội thảo khoa học quốc gia “Tài chính vi mô hỗ trợ phụ nữ giảm nghèo tại Việt Nam” do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) phối hợp tổ chức tại Hà Nội.

Vay vốn đơn giản, không cần tài sản thế chấp, cấp và nhận vốn ngay tại nơi người dân sinh sống được xem là “đòn bẩy” để thúc đẩy sản xuất và thoát nghèo
Vay vốn đơn giản, không cần tài sản thế chấp, cấp và nhận vốn ngay tại nơi người dân sinh sống được xem là “đòn bẩy” để thúc đẩy sản xuất và thoát nghèo

“Đòn bẩy” thoát nghèo

Số liệu thống kê của NHNN cho thấy, trong những năm gần đây, tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo mới giảm từ mức 9,88% năm 2015 xuống còn 6,7% vào năm 2017 đi cùng với sự gia tăng thu nhập mạnh mẽ đối với các hộ gia đình ở mọi mức.

Theo Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam - Nguyễn Thị Tuyết, ngành ngân hàng có vai trò quan trọng hỗ trợ trong xóa đói giảm nghèo, trong đó có hoạt động tài chính vi mô. Hoạt động này đã được biết đến ở Việt Nam từ lâu như là một bộ phận cấu thành quan trọng của hệ thống tài chính và là một trong những công cụ xóa đói giảm nghèo hữu hiệu. Khách hàng chủ yếu của tài chính vi mô là nhóm dân số có thu nhập thấp, dễ bị tổn thương, ít có khả năng tiếp cận với ngân hàng chính thống, đặc biệt là chị em phụ nữ.

  • “Các tổ chức tài chính vi mô cần giảm chi phí hoạt động thông qua áp dụng hệ thống quản lý vận hành tốt, sử dụng công nghệ, giảm các hoạt động chi phí hoạt động không cần thiết ở mức tối đa… Để giảm chi phí trên 1 đồng vốn cho vay, đa dạng hóa loại hình khách hàng, giảm chi phí huy động vốn của tổ chức tài chính vi mô thông qua thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Ngoài ra, các tổ chức tài chính vi mô cũng cần tăng cường minh bạch hóa các thông tin để tăng uy tín và bảo vệ quyền lợi khách hàng…” - Phó Thống đốc Nguyễn Kim Anh lưu ý.
 

Phó Thống đốc NHNN Việt Nam - Nguyễn Kim Anh nhận định, thực tế cho thấy, với điều kiện vay vốn đơn giản, không cần tài sản thế chấp, cấp và nhận vốn ngay tại nơi người dân sinh sống, tài chính vi mô được xem là “đòn bẩy” hữu hiệu nhằm tăng cường sự tự tin của phụ nữ, thúc đẩy họ tham gia vào các hoạt động sản xuất kinh doanh, tăng thu nhập và thoát nghèo, từ đó khẳng định vai trò và vị thế của họ trong gia đình và xã hội.

“Tuy nhiên, hoạt động tài chính vi mô vẫn còn một số hạn chế như chưa đa dạng, các chỉ số bền vững hoạt động tài chính và tài chính của các tổ chức tài chính vi mô chưa cao, đặc biệt trong khuôn khổ pháp lý vẫn chưa toàn diện, thống nhất. Ngoài ra, công tác tư vấn, hỗ trợ, giáo dục về quản lý tài chính cho khách hàng nói chung và phụ nữ trong hộ gia đình nói riêng vẫn còn khiêm tốn. Những hạn chế này sẽ tác động không tốt tới cơ hội phát triển kinh tế lâu dài của hộ gia đình, trong đó có phụ nữ” - Phó Thống đốc Nguyễn Kim Anh cho biết.

Những “nút thắt” cần tháo gỡ

Tham luận tại hội thảo, các chuyên gia cho rằng, khi triển khai các hoạt động tài chính vi mô vẫn còn nhiều “nút thắt” cần tháo gỡ, cụ thể như nguồn vốn cho vay vẫn còn hạn chế, khung pháp lý cho hoạt động này vẫn chưa thực sự toàn diện, nhiều quy định còn cứng nhắc… Đồng thời đề xuất các khuyến nghị giúp các hộ nông dân, phụ nữ phát triển kinh tế và nâng cao vai trò, vị thế xã hội trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.

“Cần có chính sách tạo nguồn vốn, nâng cao năng lực tài chính cho các tổ chức tài chính vi mô như tiếp cận nguồn vốn nước ngoài, vay vốn từ các DN trong nước… cũng như các chính sách về tiếp cận đất đai, hỗ trợ kỹ thuật để các tổ chức này phát triển thuận lợi hơn. Còn việc quy định khá cứng nhắc về huy động vốn từ các tổ chức, hay yêu cầu phải giao dịch tại phòng giao dịch mà không được triển khai tại các điểm giao dịch như hiện nay là không hợp lý, đặc biệt là các vùng sâu, vùng xa. Những hạn chế này sẽ tác động không nhỏ tới cơ hội phát triển kinh tế lâu dài của hộ gia đình, trong đó có phụ nữ…” – bà Nguyễn Thị Thu Ba – Giám đốc Quỹ hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế tỉnh Bến Tre kiến nghị.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhiều người lợi dụng thị thực du học để nhập cư Australia trái phép.

Ngăn chặn tình trạng lừa đảo du học

GD&TĐ - Các đại lý du học thiếu uy tín thường vẽ ra viễn cảnh tươi đẹp về cuộc sống đại học và cơ hội nhập cư để lừa sinh viên quốc tế đăng ký.
Robot chơi piano của nhóm sinh viên.

Sinh viên chế tạo robot chơi piano

GD&TĐ - Nhóm sinh viên Trường Đại học Kinh tế TPHCM chế tạo robot có thể chơi hàng trăm bản nhạc khác nhau một cách thuần thục với đàn piano.