CPI tháng 7 quay đầu giảm

GD&TĐ - Tổng cục Thống kê vừa công bố chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 7/2018. Theo đó, chỉ số CPI trong tháng giảm 0,09% so với tháng trước, tăng 4,46% so cùng kỳ năm trước. So với tháng 12/2017, chỉ số CPI tháng 7 này tăng 2,13%.

CPI tháng 7 quay đầu giảm

Tính chung chỉ số CPI bình quân 7 tháng đầu năm 2018 so với cùng kỳ năm trước tăng 3,45%. Tuy vậy, nếu tách riêng tháng 7 trong vòng 6 năm trở lại đây thì đây (kể từ tháng 7 năm 2012, khi CPI có mức giảm 0,29% so với tháng trước đó), thì đây là lần đầu tiên CPI của tháng 7 có đà giảm.

Đi sâu vào các nhóm hàng hóa cụ thể, bà Bà Đỗ Thị Ngọc - Vụ trưởng Vụ Thống kê giá, Tổng cục Thống kê - cho biết so với tháng trước, có 8/11 nhóm hàng hóa và dịch vụ chính sử dụng để tính toán CPI có mức giá tăng, gồm: Hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,56%; hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,43%; nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 0,37%; văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,26%; may mặc, mũ nón, giầy dép tăng 0,12%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,11%; đồ uống và thuốc lá tăng 0,05%; GD tăng 0,05%.

Có 3/11 nhóm hàng giảm giá gồm: Thuốc và dịch vụ y tế giảm 5,85%; giao thông giảm 0,52%; bưu chính viễn thông giảm 0,05%. Chính mức giảm của 3 nhóm hàng này đã giúp giảm CPI của tháng. Trong đó đáng chú ý nhất là giá dịch vụ y tế, được điều chỉnh giảm theo Thông tư số 15/2018/TT/BYT ngày 30/5/2018 của Bộ Y tế về việc quy định thống nhất giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế giữa các bệnh viện cùng hạng trên toàn quốc; theo đó chỉ số giá nhóm dịch vụ y tế giảm 7,58% góp phần giảm CPI chung 0,29%.

Tiếp đó, giá xăng dầu giảm 1,24% so với tháng trước do ảnh hưởng của đợt giảm giá ngày 22/6/2018 và 23/7/2018 góp phần giảm CPI chung 0,05%. Cuối cùng, giá gạo giảm 0,8% so với tháng trước do các tỉnh phía Bắc đã thu hoạch xong vụ lúa Đông Xuân nên nguồn cung dồi dào hơn.

Ở chiều ngược lại, trong các nguyên nhân làm tăng CPI trong tháng 7/2018, tác động mạnh mẽ nhất là từ viêc điều chỉnh mức lương cơ sở. Cụ thể theo Nghị quyết số 49/2017/QH14 của Quốc hội ngày 13/11/2017, từ ngày 1/7/2018, mức lương cơ sở tăng 90.000 đồng/tháng, kéo theo chỉ số giá nhóm bảo hiểm y tế tăng 6,33% so với tháng trước.

Trong tháng 7, thời tiết nắng nóng kéo khiến nhu cầu sử dụng điện, nước tăng cao, khiến chỉ số giá điện sinh hoạt tăng 0,89%, chỉ số giá nước sinh hoạt tăng 0,35% so với tháng trước. Cùng với đó, giá thịt lợn ở thị trường trong nước tiếp tục tăng 3,02% so với tháng trước, làm tăng CPI chung 0,13%.

Cùng với chỉ số CPI, Tổng cục Thống kê cũng chỉ ra lạm phát cơ bản (CPI sau khi loại trừ lương thực, thực phẩm tươi sống; năng lượng và mặt hàng do Nhà nước quản lý bao gồm dịch vụ y tế và dịch vụ GD) tháng 7/2018 tăng 0,15% so với tháng trước, tăng 1,41% so với cùng kỳ. 7 tháng đầu năm 2018, lạm phát cơ bản tăng 1,36% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nhìn chung, theo nhận định của Tổng cục Thống kê, trong tháng 7 và 7 tháng đầu năm 2018, lạm phát chung có mức tăng cao hơn lạm phát cơ bản. Điều này phản ánh biến động giá do yếu tố thị trường có mức tăng cao, đó là giá lương thực, thực phẩm tươi sống, giá xăng dầu. Lạm phát cơ bản 7 tháng đầu năm 2018 so cùng kỳ ở mức 1,36% phản ánh chính sách tiền tệ vẫn đang được điều hành ổn định.

Tin tiêu điểm

Hệ thống HIMARS của Ukraine sẽ được sử dụng để phóng ATACMS.

Canh bạc nguy hiểm với ATACMS

Thế giới
GD&TĐ - Theo chuyên gia quân sự kỳ cựu Nga, Andrey Koshkin, hệ thống phòng thủ nhiều tầng của Moscow luôn sẵn sàng đánh chặn mọi tên lửa, kể cả ATACMS tầm xa.

Đừng bỏ lỡ