Kinh nghiệm thiết lập phòng thí nghiệm thực tế ảo hỗn hợp trong trường ĐH

GD&TĐ - Trường ĐH RMIT Việt Nam thông tin: Vừa qua, tại Hội thảo khoa học quốc gia: “Hệ thống giáo dục mở trong bối cảnh Tự chủ giáo dục và Hội nhập quốc tế do Hiệp hội các trường ĐH, CĐ Việt Nam tổ chức, Thạc sĩ Erik Young - giảng viên khoa Truyền thông & Thiết kế (ĐH RMIT) - đã chia sẻ những kinh nghiệm thực tiễn của RMIT Việt Nam về Thiết lập phòng thí nghiệm thực tế ảo hỗn hợp trong trường ĐH.

Thạc sĩ Erik Young, giảng viên khoa Truyền thông & Thiết kế, chia sẻ kinh nghiệm của RMIT Việt Nam về Thiết lập phòng thí nghiệm thực tế ảo hỗn hợp trong trường đại học tại hội thảo.
Thạc sĩ Erik Young, giảng viên khoa Truyền thông & Thiết kế, chia sẻ kinh nghiệm của RMIT Việt Nam về Thiết lập phòng thí nghiệm thực tế ảo hỗn hợp trong trường đại học tại hội thảo.

Thạc sĩ Erik Young chia sẻ, Thực tế ảo (Virtual Reality – VR) và các công nghệ thực tế ảo hỗn hợp khác không phải là điều mới lạ. Bản thân công nghệ này đã tồn tại trong nhiều thập kỷ và ý tưởng về thực tế ảo hoặc thực tế thay thế thì còn lâu hơn thế. Nhưng vì chênh lệch giữa trí tưởng tưởng của con người và khả năng công nghệ thực tế, VR đã không thể đạt được như mong đợi. Tuy nhiên, điều này giờ không còn đúng nữa.

Erik Young đã nêu ra những con số biết nói, vào năm 2016, thị trường VR đã đạt giá trị khoảng bảy tỉ Đô la Mỹ, và ngay cả những ước tính khiêm tốn nhất cũng chỉ ra mức tăng trưởng tới ba mươi tư tỉ Đô la Mỹ trong vòng năm năm tới (ReportsNReports, 2018).

Chỉ riêng ở Hoa Kỳ, doanh số thị trường Thực tế ảo tăng cường (Augumented Reality – AR)  và VR được dự đoán sẽ đạt 3,2 tỉ Đô la. (Rogers, 2017).  Xét về mặt nhân công, nhu cầu tuyển lao động trong lĩnh vực này đã tăng hơn 200% kể từ năm 2010 (Burning Glass Technologies, 2017). Có thể nói rằng VR sẽ là một phần của cuộc sống kể từ đây.

“Thứ công nghệ từng bị nhiều nhóm người khác nhau cho là viển vông, bí hiểm hoặc thiếu thực tế bây giờ đã tìm được đường tiến sâu vào trong giáo dục đại học.” thạc sĩ Erik nhấn mạnh.

Dựa trên những thông tin, kiến thức, nguồn lực và kỹ năng sẵn có, Đại học RMIT bắt đầu ứng dụng Thực tế ảo hỗn hợp như một thử nghiệm tại trường. Tháng 1/2016, RMIT Việt Nam mở lớp về AR/VR đầu tiên thuộc chương trình Thiết kế Tương Tác nâng cao (Advanced Interaction Design). Không hề có một buổi họp quy mô nhằm lập kết hoạch giảng dạy hay chương trình đào tạo nâng cao nào cho nhân viên và giảng viên.

RMIT không phân bổ kinh phí lớn để hỗ trợ khóa học và đương nhiên cũng chẳng có nhiều thiết bị hay cơ sở vật chất cho lớp. Với vai trò là những người giảng dạy nhiều kinh nghiệm, các giảng viên tại RMIT tận dụng tối đa những gì có được. Trên thực tế, chỉ sau khi phát triển chương trình giảng dạy và dạy một khóa thì RMIT mới biết cần mức tài nguyên và kinh phí như thế nào để duy trì chương trình.

Chỉ trong vòng 12 tuần từ khi triển khai, sinh viên RMIT Việt Nam dù chưa hề được đào tạo trước về AR/VR vẫn thành công trong việc tạo ra hai ứng dụng đầy đủ tính năng, làm thay đổi cách mọi người nhận thức và nhìn nhận thông tin. Không lâu sau đó, một Phòng thí nghiệm Thực tế ảo hỗn hợp (Mixed Reality Lab – MR Lab) được thành lập tại RMIT Việt Nam, MR lab được cấp kinh phí đủ để duy trì khóa học và các dự án trong tương lai gần. Không có gì đáng ngạc nhiên khi số lượng học sinh, khách từ bên ngoài và đề nghị hợp tác tăng mạnh trong vòng hai năm

Thạc sĩ Erik hào hứng chia sẻ một số thành tích của phòng thí nghiệm thực tế áo hỗn hợp. Đã có 17 lượt ghé thăm MR Lab của khách bên ngoài trong 6 tháng cuối năm 2017; có 3 dự án được mời đi trình diễn và trưng bày, bao gồm một đề tài được chấp thuận bởi Siggraph 2017 ở Bangkok, Thái Lan; MR Lab đã phát triển thành công chương trình giảng dạy về VR thuộc chương trình Nghiên cứu Thiết kế (Design Studies) tại Đại học RMIT Việt Nam; Tổ chức Hội nghị Nghệ thuật VR đầu tiên tại Thành phố Hồ Chí Minh vào tháng 12/2017 với những tác phẩm từ cả trong nước và quốc tế.

Phòng thí nghiệm Thực tế ảo hỗn hợp MR Lab là nơi để mọi người có thể tạo ra những sản phẩm cải thiện cuộc sống người dân Việt Nam. Với vai trò là một đại học nước ngoài tại Việt Nam, RMIT Việt Nam tin rằng nghĩa vụ đạo đức của trường không chỉ là nâng cao trình độ học vấn và năng lực của sinh viên mà còn mở rộng tài nguyên và ảnh hưởng tới những người kém may mắn hơn.

Ngoài ra, công trình nghiên cứu của hai cán bộ thư viện RMIT Việt Nam- Đỗ Văn Châu và Huỳnh Tôn Nữ Minh Nguyệt về “Sử dụng nguồn tài nguyên giáo dục mở tại trường đại học RMIT Việt Nam” đã được chọn in trong cuốn kỷ yếu của hội thảo.

RMIT Việt Nam hi vọng những kinh nghiệm của mình có thể đóng góp cho quá trình chuyển biến nền “giáo dục may sẵn” thành nền “giáo dục may đo” – một nền giáo dục mở đem đến cơ hội học tập và tiếp cận tri thức cho tất cả mọi người.  

Theo Đại học RMIT Việt Nam

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ronaldo và Messi văng khỏi danh sách 20 cầu thủ xuất sắc nhất thế giới 2024.

Ronaldo và Messi đón tin kém vui

GD&TĐ - Bộ đôi siêu sao của bóng đá thế giới vắng mặt trong danh sách 20 cầu thủ xuất sắc nhất thế giới 2024.

Minh họa/INT

Truyện ngắn: Hậu phương yêu thương

GD&TĐ - Mấy hôm nay gió bấc đã tràn về đảo nhỏ. Lão gió gào thét lùng sục khắp các ngõ ngách, thấy cái gì cũng lật tung lên như thể để tìm kiếm thứ gì đó.