Kinh nghiệm sử dụng hiệu quả Atlat Địa lý Việt Nam

GD&TĐ - Theo cô giáo Nguyễn Thị Thanh Hải - Trung tâm GDTX Tỉnh Vĩnh Phúc, nếu biết sử dụng Atlat Địa lý Việt Nam, học sinh sẽ có rất nhiều lợi thế và không phải ghi nhớ nhiều số liệu và các địa danh.

Kinh nghiệm sử dụng hiệu quả Atlat Địa lý Việt Nam

Tuy nhiên, hiện nay, nhiều học sinh khai thác Atlat trong học tập còn lúng túng, chưa hiệu quả; do chưa nắm được phương pháp thể hiện bản đồ trong Atlat, chưa nắm được vấn đề chung nhất của Atlat, không khai thác theo trình tự khoa học.

Đặc biệt, học sinh chưa biết huy động, kết hợp các kiến thức đã học trong sách giáo khoa vào việc tìm ra mối liên hệ giữa các trang trong Atlat để khai thác một cách có hiệu quả nhất...

Để có thể sử dụng quyển Atlat địa lý hiệu quả trong học tập và thi cử, cô Nguyễn Thị Thanh Hải cho biết, cần lưu ý những điều sau đây:

Thứ nhất: Nắm kỹ các phương pháp thể hiện, các ký hiệu bản đồ sử dụng trong Atlat.

Thứ hai: Nắm được các nội dung kiến thức trong bài học với các mục cụ thể trong Atlat, từ đó rút ra các thông tin cần thiết, đồng thời giúp khai thác mối liên hệ giữa các đối tượng địa lý cần tìm hiểu.

Thứ ba: Đọc Atlat địa lý phải theo trình tự khoa học và logic. Ví dụ: Muốn tìm hiểu những nhân tố ảnh hưởng đến sự phân hóa khí hậu nước ta, trước tiên cần dựa vào phụ lục để biết nội dung cần tìm hiểu nằm ở trang nào của Atlat.

Tiếp theo, đọc chú giải để biết nội dung được thể hiện trên bản đồ và rút ra được các kiến thức có tính tổng quát.

Riêng đối với những bài thi không có trong quyển Atlat, như yêu cầu học sinh phải tư duy như đường lối kinh tế, định hướng kinh tế, hướng khắc phục..., học sinh phải biết được mối quan hệ giữa các số liệu (kênh chữ, kênh hình) và đưa ra nhận định.

Cuối cùng, việc học bài trong sách giáo khoa phải gắn với Atlat một cách thường xuyên. Nếu chỉ học ôn theo Atlat sẽ không đủ, vì đề thi sẽ vừa dựa vào kiến thức trong Atlat, vừa dựa vào kiến thức trong sách giáo khoa.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Cô Đỗ Thị Hồi trong giờ lên lớp.

'Quả ngọt' của cô giáo vùng khó

GD&TĐ - Cô Đỗ Thị Hồi, Trường TH Lạc Hòa 1 (TX Vĩnh Châu, Sóc Trăng) là nữ giáo viên đầu tiên của tỉnh được tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân.