Kinh nghiệm ôn thi THPT quốc gia môn Lịch sử

Ảnh minh họa/internet
Ảnh minh họa/internet

Điều quan trọng đầu tiên được thầy Lê Quốc Học nhấn mạnh là học sinh phải nắm vững kiến thức trong sách giáo khoa; sau đó đọc thêm sách tham khảo để mở rộng kiến thức; từ đó hiểu rõ bản chất của những kiến thức đó.

Học sinh cũng nên xem nhiều sách tổng hợp các đề thi các năm của các khu vực để tìm hiểu cách ra đề và đáp án. Sau đó, tự làm và tự chấm điểm, hoặc nhờ thầy cô chấm điểm.

Trong quán trình học, cố gắng sơ đồ hóa các sự kiện lớn, những khoảng thời gian lịch sử biến động lớn để thấy được mô hình và sự vận động của lịch sử trong những khoảng thời gian đó; so sánh với lịch sử giai đoạn trước và sau đó và tự tìm hiểu nguyên nhân nếu có sự khác biệt.

“Các em đừng chú trọng việc học thuộc lòng diễn biến các sự kiện nhưng cần nhớ mốc thời gian quan trọng (khi diễn ra, kết thúc). Dác đề thi hay đi vào nét nổi bật nhất của sự kiện, hoặc một giai đoạn lịch sử.” – thầy Lê Quốc Học cho hay.

Nhấn mạnh cầm rèn luyện tư duy lịch sử bất cứ lúc nào, khi học trên lớp và ở nhà, thầy Lê Quốc Học cũng nhắn nhủ các thí sinh: nếu kiến thức nào không biết phải tìm hiểu ngay. Hiện nay, việc tìm hiểu kiến thức lịch sử cũng khá dễ dàng, không chỉ qua thầy cô giáo, qua sách vở mà còn trên internet.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Hình ảnh minh họa về Hạng A Cháng do AI tạo ra. Ảnh minh họa: TG

Hai mặt của trí tuệ nhân tạo

GD&TĐ - Trí tuệ nhân tạo (AI) đang dần trở thành một công cụ hỗ trợ mạnh mẽ trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là giáo dục.