Kinh nghiệm hay thực hiện Chương trình GD Mầm non tại khu công nghiệp

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Nhiều kinh nghiệm hay được chia sẻ tại Hội thảo tham vấn chính sách bảo đảm điều kiện thực hiện chương trình GD Mầm non tại KCN.

Những kinh nghiệm hay thực hiện Chương trình GDMN tại khu công nghiệp.
Những kinh nghiệm hay thực hiện Chương trình GDMN tại khu công nghiệp.

Chính sách đi cùng thực tế

Theo Phó Vụ trưởng Vụ GD Mầm non (MN) Bộ GD&ĐT -Hoàng Thị Dinh: Hơn 10 năm trở lại đây, khu công nghiệp (KCN) được thành lập ở hầu hết các tỉnh/TP (61/63 tỉnh, TP có KCN). Do nhu cầu tăng dân số cơ học do tăng lao động ở KCN dẫn đến nhu cầu thiết yếu của người lao động gửi con đến cơ sở GDMN ở KCN, việc bảo đảm điều kiện phát triển GDMN KCN là tất yếu.

Luật Giáo dục 2019 đã bổ sung quy định về đầu tư giáo dục địa bàn KCN - Bộ GD&ĐT đã chủ trì và có sự phối hợp tham gia tích cực của Bộ, Ban, Ngành TƯ tham mưu Chính phủ ban hành NĐ 105/2020 ... Chính sách phát triển GDMN, trong đó có quy định chi tiết một số chính sách hỗ trợ cho cơ sở GDMN ngoài công lập ở địa bàn KCN, trẻ em là con công nhân địa bàn KCN, giáo viên dạy trẻ em là con công nhân ở địa bàn KCN.

Bên cạnh đó có Nghị định 145/2020 qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ Luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ LĐ trong đó quy định về "Tổ chức nhà trẻ, lớp mẫu giáo ở nơi có nhiều lao động", chính sách GDMN ở địa bàn KCN Những chính sách có tác động rất tích cực đối với phát triển GDMN ở KCN, được phản hồi tích cực từ công nhân, người lao động ở KCN, cơ sở GDMN ở KCN.

Phó Vụ trưởng Vụ GDMN Hoàng Thị Dinh phát biểu ý kiến tại Hội thảo.

Phó Vụ trưởng Vụ GDMN Hoàng Thị Dinh phát biểu ý kiến tại Hội thảo.

"Thực hiện tốt các chính sách khẳng định được sự quan tâm đầu tư của Nhà nước đối với GDMN ở KCN, tạo điều kiện cho trẻ em là con công nhân được tiếp cận công bằng, chất lượng GDMN, giúp cho cha mẹ của trẻ là công nhân, người lao động yên tâm lao động, sản xuất góp phần phát triển kinh tế - xã hội ở các địa phương và trên cả nước". - Phó Vụ trưởng Hoàng Thị Dinh nhấn mạnh.

Có thể thấy, hơn 3 năm thực hiện chính sách KCN được quy định ở NĐ 105, các địa phương đã tích cực, nghiêm túc thực hiện chính sách quy định. Theo điều kiện của địa phương, kết quả thực hiện có một số địa phương đã tham mưu ban hành chính sách đặc thù như: mở rộng đối tượng hưởng chính sách, nâng mức cao hơn mức tối thiểu được quy định, đã tạo điều kiện để GDMN phát triển đáp ứng yêu cầu gửi con của người lao động.

Nỗ lực tạo sự chuyển biến

Bên cạnh đó, vẫn còn một số tỉnh, thành phố khó khăn trong thực hiện mức tối thiểu được quy định. Trong quá trình triển khai thực hiện chính sách, Bộ GD&ĐT đã nhận được một số đề xuất, kiến nghị từ các địa phương: tiếp tục quan tâm mở rộng đối tượng thụ hưởng chính sách nhằm nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em là con công nhân, người lao động.

Phó Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Bắc Giang, Nguyễn Văn Thêm cho biết: Quy mô GDMN tại KCN được phát triển phù hợp với tình hình phát triển KT-XH. Công tác quy hoạch mạng lưới cơ sở GDMN ở KCN đã đáp ứng kịp thời nhu cầu của người dân KCN và đặc biệt là của người lao động trong các KCN. Để giải quyết vấn đề trường, lớp mầm non tại các KCN, trong những năm qua tỉnh Bắc Giang đã có chính sách thu hút đầu tư xây dựng cơ sở vật chất GDMN, đặc biệt là các trường, lớp mầm non KCN.

Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Nguyễn Văn Thêm chia sẻ kinh nghiệm của Bắc Giang.

Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Nguyễn Văn Thêm chia sẻ kinh nghiệm của Bắc Giang.

Bà Dương Thị Sáu, Trường Phòng GD&ĐT huyện Đông Anh cho biết, do tham mưu tốt, địa phương đã thực hiện tốt các chế độ chính sách cho giáo viên, nhân viên và học sinh ở địa bàn có KCN. Trong 3 năm, từ năm học 2020 đến 2023, thực hiện Nghị định 105/2020/NĐ-CP đã rà soát, thống kê và tiến hành chi trả tiền hỗ trợ cho 1243 lượt giáo viên; hỗ trợ đối với trẻ em là 10.178 học sinh, với tổng kinh phí là 15.364.320.000đ; Hỗ trợ kinh phí CSVC cho 45 nhóm trẻ với số tiền dự kiến: 1.700.000.000đ, theo kế hoạch hoàn thành chi trả trong tháng 8/2023.

Sở GD&ĐT tỉnh Hải Dương đưa ra bài học kinh nghiệm trong việc huy động nguồn lực nâng cao chất lượng GDMN ở địa bàn có KCN; Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Ngãi tham mưu và chỉ đạo triển khai thực hiện chính sách nhằm nâng cao chất lượng GDMN ở địa bàn có KCN; Sở GD&ĐT tỉnh Bình Dương và Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Nam có giải pháp tham mưu mở rộng đối tượng hưởng chính sách GDMN ở địa bàn có KCN, nơi có nhiều lao động.

Ban Nữ công, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ý kiến về vai trò của Tổ chức công đoàn trong việc đáp ứng nhu cầu gửi trẻ mầm non là con công nhân lao động; Ngân hàng thế giới ý kiến về những khó khăn và giải pháp trong công tác lập kế hoạch ngân sách thực hiện chính sách.

Hội thảo đã tập trung trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm trong quá trình tham mưu ban hành và triển khai thực hiện, thảo luận một số vấn đề cơ bản, tham vấn chính sách bảo đảm điều kiện thực hiện chương trình GDMN cho trẻ em là con công nhân tại địa bàn KCN: Những giải pháp tham mưu ban hành chính sách, mở rộng huy động nguồn lực, lồng ghép các nguồn lực, chương trình, dự án...

Kiến nghị trong thực hiện chính sách, công tác phối hợp giữa các ban ngành trong xây dựng kế hoạch về ngân sách, hỗ trợ hành chính trình thực hiện chính sách. Hội thảo đã thảo luận tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn trong thực hiện chính sách cũng như công tác quản lý bảo đảm điều kiện về chuyên môn đối với cơ sở GDMN ở KCN. - Phó Vụ trưởng Vụ GDMN Hoàng Thị Dinh

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ