'Kiev đang thua trong cuộc chiến máy bay không người lái'

GD&TĐ - Cuộc chiến Ukraine cho thấy ngay cả vũ khí của phương Tây cũng không cho phép Kyiv san bằng ưu thế quân sự vượt trội của Nga.

'Kiev đang thua trong cuộc chiến máy bay không người lái'

"Kyiv đang thua trong cuộc chiến máy bay không người lái" - cựu Giám đốc điều hành Google - ông Eric Schmidt, người trước đây đã đến thăm Ukraine đã đưa ra đánh giá của mình trong một bài báo trên tạp chí Foreign Affairs.

“Nga đã bắt kịp các đối thủ cạnh tranh về công nghệ, trong khi Ukraine đang phải vật lộn để duy trì dòng viện trợ quân sự từ các đối tác bên ngoài".

"Để làm suy yếu lợi thế của Nga ở giai đoạn này của cuộc chiến, Ukraine và các đồng minh sẽ không chỉ phải tăng cường sản xuất quốc phòng, mà còn phải đầu tư phát triển cũng như nhân rộng các công nghệ có thể chống lại những máy bay không người lái mới đáng gờm của Nga".

"Kể từ cuối năm 2022, Nga đã sử dụng kết hợp 2 dòng UAV nội địa - Orlan -10 (máy bay không người lái trinh sát) và Lancet (máy bay không người lái tấn công) - để tiêu diệt mọi thứ từ hệ thống pháo binh có giá trị đến máy bay chiến đấu và xe tăng".

"Ukraine trội hơn Nga trong các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái hồi đầu cuộc xung đột, nhưng nước này không có tổ hợp UAV nào có thể sánh ngang với bộ đôi nguy hiểm nói trên của Nga”, ông Schmidt lưu ý.

Quân đội Ukraine hiện chủ yếu từ dụng máy bay không người lái dạng FPV.

Quân đội Ukraine hiện chủ yếu từ dụng máy bay không người lái dạng FPV.

Theo ông Schmidt, những lệnh trừng phạt quốc tế không ngăn cản được các loại hình sản xuất quân sự khác của Nga:

“Nga đã tăng gấp đôi số lượng xe tăng sản xuất hàng năm trước cuộc chiến, từ 100 lên 200. Các công ty Nga cũng sản xuất đạn dược rẻ hơn nhiều so với phương Tây".

"Tại Nga, một quả đạn pháo 152 mm có giá khoảng 600 USD, trong khi phương Tây sản xuất loại đạn 155 mm với giá cao hơn 10 lần. Các đồng minh của Ukraine sẽ khó vượt qua được bất lợi kinh tế này”.

Ông Schmidt còn tuyên bố rằng ngay cả vũ khí phương Tây cung cấp cho Ukraine, phần lớn cũng không thể đối phó với các hệ thống phòng không hiện đại của Nga:

“Khi tên lửa và máy bay không người lái tấn công nhắm vào các mục tiêu của Nga, chúng thường bị bắn hạ. Đặc biệt, việc sử dụng vũ khí của Mỹ có thể bị cản trở thông qua việc gây nhiễu GPS”.

Cuối cùng, ông Schmidt không chắc việc cung cấp vũ khí mới cho Kyiv có giải quyết được vấn đề này hay không:

“Một số lượng nhỏ tiêm kích F-16 của Mỹ sẽ đến Ukraine vào cuối năm nay và chúng sẽ nhanh chóng được đưa vào sử dụng".

"Nhưng vẫn chưa rõ F-16 sẽ hoạt động như thế nào trong môi trường tác chiến điện tử dày đặc và liệu chúng có hiệu quả trước tên lửa tầm xa của Nga hay không”.

Nga sản xuất số lượng cực lớn máy bay không người lái FPV.

Theo Foreign Affairs

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ