Kiếm bộn tiền nhờ bán muối, mía lộc

Sau khoảnh khắc Giao thừa thiêng liêng, rất nhiều người dừng lại mua mía lộc và muối túi mang về nhà với hy vọng năm mới sẽ gặp nhiều điều may mắn.

Kiếm bộn tiền nhờ bán muối, mía lộc

Muối, mía lộc trong suy nghĩ người Việt

Người Việt Nam có câu: "Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi". Việc đầu tiên nhiều gia đình làm trong ngày đầu năm là đi lễ chùa và không quên mua thêm túi muối để cầu may trong năm mới.
Như một trào lưu, trong vài năm gần đây vào thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, nhiều người đã tự tạo ra công ăn, việc làm để kiếm thêm thu nhập bằng cách bán muối lộc. Những hạt muối biển trắng xóa, thường ngày chỉ là một loại gia vị trong bữa ăn hàng ngày bỗng trở thành mặt hàng lộc đắt giá được nhiều người lựa chọn. Chị Thu Thúy (Ba Đình, Hà Nội) chia sẻ: "Năm nào cũng vậy, sau khi ngắm pháo hoa ngoài Bờ Hồ, gia đình tôi cũng mua về một túi muối, một cành mía lộc để lấy may đầu năm. Không rõ nhiệm đến đâu nhưng "có thờ có thiêng, có kiêng có lành". Vì thế, việc mua "lộc" đầu năm là điều gia đình tôi rất chú trọng".
Sau khoảnh khắc Giao thừa, người Hà Nội mua muối, mía để mang
Những túi muối lộc nhỏ xíu được rất nhiều người mua lấy may đầu năm.

Sau khoảnh khắc Giao thừa, người Hà Nội mua muối, mía để mang
Những cây mía lộc được người bán trang trí cầu kỳ bằng cách dán những tờ giấy in dòng chữ chúc mừng năm mới rất đẹp mắt.

Sau khoảnh khắc Giao thừa, người Hà Nội mua muối, mía để mang
Sau khoảnh khắc Giao thừa, người Hà Nội mua muối, mía để mang

Rất nhiều hàng mía, muối lộc dọc các đường phố Hà Nội mở bán từ 8h đêm 30.

Theo quan niệm của người xưa, vị mặn của muối có tác dụng giúp xua đuổi những điều kém may mắn trong năm cũ và đem lại nhiều điều tốt lành, sự ấm cúng, no đủ trong năm mới. 

Không những thế, trong tâm thức của mọi người, muối còn có ý nghĩa mang đến sự mặn mà trong tình cảm gia đình hay thậm chí là các mối quan hệ làm ăn. Chính vì thế đêm Giao thừa, cảnh kẻ bán, người mua muối rất nhộn nhịp.

Tương tự, nhiều người có thói quen mua mía bởi quan niệm mua một vài cây mía ngọt đầu năm mới dựng bên bàn thờ gia tiên sẽ mang nhiều tài lộc vào nhà. Chính vì vậy, tối đêm 30, những người bán mía với chiếc xe thồ và vài chục cây mía được dịp "hốt bạc". 
Kiếm bộn tiền nhờ bán muối, mía lộc

Trong khi mọi người đang nô nức quây quần bên gia đình hay cùng nhau ngắm nhìn pháo hoa đón Giao thừa, không ít người lại chọn thời điểm này để kinh doanh muối và mía lộc. Bình thường, muối biển được bán 8.000 đồng/kg. 

Tuy nhiên, vào đêm Giao thừa thì lại khác, giá muối được tăng lên gấp 4 - 5 lần, thậm chí là 10 lần so với ngày thường. Mỗi kg muối nhập vào khoảng 8.000 đồng có thể chia ra được khoảng 20 - 25 túi con (mỗi chiếc túi dùng để đựng muối được nhập vào với giá chưa đến 1.000 đồng). 

Theo giá thị trường vào đêm 30 Tết, mỗi túi muối được bán với giá từ 15.000 - 25.000 đồng tùy từng địa điểm khác nhau. Chỉ tính sơ sơ, nếu bán được 1 kg muối thì người bán cũng đã lãi được từ 300.000 đến 500.000 đồng.

Nắm bắt được tâm lý “xông xênh” của những người đi chơi xuân, trước thời khắc giao thừa, nhiều người đã tất bật chuẩn bị những chiếc túi đỏ khá xinh xắn đính cả hình ông thần tài, bên trong đựng một ít muối để bán vào thời khắc đầu năm mới.

Chị Kim Linh - một người bán muối tại đường Yên Phụ cho biết, đây là năm thứ 3 chị bán muối đêm giao thừa. Công việc này không đòi hỏi mất nhiều vốn mà bù lại rất lãi, chỉ bỏ chút công sức là được. 

Muối tự nhiên trở thành nguồn thu nhập lớn cho nhiều người vào đêm Giao thừa. Không chỉ được bán vào đêm Giao thừa, nhiều người còn mang cả thúng muối ngồi trước cổng các đền, chùa, phủ, đi rong… 

Dù muối được bán với giá nhiều hơn gấp nhiều lần giá trị gốc nhưng ai nấy đều vui vẻ mua muối lộc mà không chút kêu ca đắt rẻ. Chị Thanh Nga (Bát Đàn, Hà Nội) chia sẻ: "Một túi muối lộc có giá 15.000 - 25.000 không phải là số tiền lớn, đổi lại mình có thể nhận được nhiều niềm vui, sự may mắn, đậm đà cho cả năm mới thì còn gì bằng".
Sau khoảnh khắc Giao thừa, người Hà Nội mua muối, mía để mang
Giá một cây mía bán đêm Giao thừa cao gấp nhiều lần so với ngày thường.
Sau khoảnh khắc Giao thừa, người Hà Nội mua muối, mía để mang
Người dân mang mía lộc về nhà sau Giao thừa.

Bình thường, giá 1 cây mía chỉ 15.000 – 20.000 đồng nhưng vào đêm giao thừa, chủ buôn đã đẩy giá lên đến 50.000 – 60.000 đồng/cây để bán kiếm lời. 

Tuy giá cao như vậy nhưng chỉ sau một lát, mía ngọt đã được nhiều người mua hết. Bác Chiến (Hoàng Quốc Việt, Hà Nội) chia sẻ: "Dù mua mía vào ngày Tết với giá không hề rẻ (60.000 đồng/cây) nhưng tôi lại thấy rất vui. Lộc có đắt hơn một chút cũng không sao".

Theo afamily

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ