Khuyến nghị cho công cuộc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục Việt Nam

GD&TĐ - Sáng 26/11, Trường ĐH Sư phạm (ĐH Huế) tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế văn hóa – giáo dục lần thứ hai năm 2021, với chủ đề “Giáo dục Tân học ở Đông Á và Việt Nam từ nửa sau thế kỷ XIX đến cuối thế kỷ XX”.

Hội thảo được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tiếp
Hội thảo được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tiếp
Trường Đại học Sư phạm (ĐH Huế) là một trong những đơn vị khởi xướng chuỗi Hội thảo khoa học Quốc tế văn hóa và giáo dục. Năm nay Hội thảo có chủ đề “Giáo dục Tân học ở Đông Á và Việt Nam từ nửa sau thế kỷ XIX đến cuối thế kỷ XX”. Năm 2020, Hội thảo lần thứ I được tổ chức  với chủ đề “Giáo dục Pháp - Việt cuối thế kỷ XIX đến giữa thế kỷ XX”.

Hội thảo được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến.

Báo cáo đề dẫn tại hội thảo, PGS.TS Nguyễn Thành Nhân - Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm (ĐH Huế) – nhấn mạnh: Nhận thức về ý nghĩa và tầm quan trọng của giáo dục nói chung và giáo dục tân học đối với sự phát triển của các nước, nhà trường chủ trì và phối hợp với các đơn vị trong và ngoài nước: Trường ĐH Sư phạm Thành phố HCM, Trường ĐH Vinh, Trường ĐH Sư phạm (ĐH Thái Nguyên), Viện Pháp Việt Nam tại Huế, Viện Nghiên cứu châu Á thuộc ĐH Aix Marseille (Cộng hòa Pháp), Tổ chức The HEAD Foundation (Singapore) và sự tài trợ của Quỹ Đổi mới sáng tạo Vingroup (VINIF), Viện nghiên cứu Dữ liệu lớn (VNCDDL), tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế lần thứ 2 năm 2021 về văn hóa – giáo dục (ICCE 2021).

Hội thảo nhằm góp phần làm sáng tỏ khuynh hướng giáo dục này trong tiến trình lịch sử các quốc gia Đông Á một cách hệ thống và toàn diện hơn trên quan điểm hiện đại; khẳng định giá trị đạt được của giáo dục Tân học đặt trong sự đối sánh giữa các nước Đông Á và Việt Nam.

Từ đó, Hội thảo đưa ra những khuyến nghị cho công cuộc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục Việt Nam hiện nay. Hội thảo cũng là cơ hội để các nhà khoa học ở Việt Nam và các nước công bố kết quả nghiên cứu và giao lưu trao đổi, hợp tác nghiên cứu học thuật lâu dài trong thời gian đến.

Các đồng chí chủ trì hội thảo
Các đồng chí chủ trì hội thảo

PGS.TS Nguyễn Thành Nhân – cho hay: Ban Tổ chức nhận được hơn 80 báo cáo gửi đến Hội thảo. Nhiều nội dung liên quan đến chủ đề của Hội thảo đã được các tác giả đề cập dưới những góc độ khác nhau.

Tuy vậy, để có một cái nhìn đầy đủ và khách quan hơn về giáo dục Tân học ở các nước Đông Á và Việt Nam từ giữa thế kỷ XIX đến nay, nghị Hội thảo tập trung thảo luận, phân tích thêm về một số vấn đề như:

Nguyên nhân thúc đẩy và quá trình chuyển đổi giáo dục ở các nước Đông Á và Việt Nam từ giữa thế kỷ XIX. Đó không chỉ do sự áp đặt mô hình giáo dục mới của các nước phương Tây vào thuộc địa mà còn là yêu cầu nội thân, cần phải tự cường để vươn lên của các nước.

Đó chính là đòi hỏi khách quan của thời đại, khi ở các nước Đông Á và rộng ra là cả châu Á, nền giáo dục mới, theo mô hình phương Tây được áp dụng. Hội thảo cần đánh giá khách quan nguyên nhân, nội dung, thành tựu, đặc điểm, vai trò, tác động, … của xu hướng giáo dục Tân học đối với sự phát triển của các quốc gia Đông Á, trong đó có Việt Nam?

Từ những thực tế đã trải qua và thành tựu giáo dục của các nước Đông Á trong nhiều thập kỷ qua, đặc biệt là của các nước có nền giáo dục tiên tiến, những mô hình giáo dục nào cùng những kinh nghiệm nào mà Việt Nam có thể vận dụng cho công cuộc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục hiện nay.

PGS.TS Lê Anh Phương phát biểu tại hội thảo
PGS.TS Lê Anh Phương phát biểu tại hội thảo

Đối với Việt Nam, quá trình chuyển biến của giáo dục Tân học từ cuối thế kỷ XIX đến giữa thế kỷ XX được đề cập khá kĩ trong nhiều tham luận nhưng vấn đề về quá trình chuyển đổi từ nền giáo dục Pháp-Việt sang nền giáo dục xã hội chủ nghĩa (ở vùng tự do sau năm 1946 và trên toàn miền Bắc sau năm 1954) và từ mô hình giáo dục Pháp sang mô hình giáo dục Mỹ (ở miền Nam sau năm 1954) vẫn còn chưa được đề cập. Tương tự, sự ra đời và triển khai chương trình giáo dục Hoàng Xuân Hãn trong phạm vi cả nước sau ngày 9/3/1945 cùng giá trị của nó vẫn chưa được chú ý. Hội thảo cũng cần quan tâm thêm về chủ đề này.

Cùng với sự nghiệp đổi mới đất nước, nền giáo dục Việt Nam hiện nay đang tiến hành công cuộc đổi mới, căn bản và toàn diện, hội nhập quốc tế mạnh mẽ. Tuy vậy, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, nhiều vấn đề liên quan như lựa chọn mô hình nào, cần có một triết lý giáo dục ra sao… vẫn chưa được nghiên cứu.

PGS.TS Lê Anh Phương - Hiệu trưởng nhà trường hi vọng, Hội thảo này sẽ tiếp tục mở ra những triển vọng mới cho sự hợp tác bền chặt, dài lâu giữa Trường ĐH Sư phạm (ĐH Huế) với các trường đại học, các trung tâm nghiên cứu, giáo dục khác ở Việt Nam và trên thế giới. Đồng thời, sẽ ngày càng phát triển và có tác động tích cực về mặt học thuật, đóng góp cho sự phát triển Văn hoá và Giáo dục của các nước.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Đối tượng Nguyễn Minh Trường thời điểm bị bắt giữ và tang vật.

Triệt phá 'lô cốt' ma túy

GD&TĐ - “Bà trùm” chia nhỏ ma túy, giao cho “chân rết” là những “quái xế” vận chuyển bằng xe máy với tốc độ cao nhằm hạn chế giám sát của lực lượng chức năng.