Không quân Trung Quốc có nhiều tiêm kích hạng nặng hơn cả NATO và Nga cộng lại

GD&TĐ - Quy mô phi đội tiêm kích hạng nặng của Không quân Trung Quốc hiện đã dẫn đầu thế giới, vượt xa mọi đối thủ.

Không quân Trung Quốc có nhiều tiêm kích hạng nặng hơn cả NATO và Nga cộng lại

Năm 2022 là một trong những thời điểm quan trọng nhất đối với các vấn đề quân sự kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, không chỉ do sự bùng nổ của cuộc xung đột Nga - Ukraine, quy tụ sự can dự trên quy mô lớn của nhiều thành viên NATO, mà còn bao gồm những diễn biến đáng chú ý ở Đông Á.

Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) tiếp tục củng cố vị thế của mình như một đối thủ cạnh tranh hoàn toàn ngang hàng với Quân đội Mỹ - vai trò mà Nga đánh mất trong nhiều lĩnh vực liên quan tới năng lực tác chiến thông thường.

Theo các chuyên gia Military Watch, mặc dù sự chú ý của phương Tây tập trung nhiều vào hoạt động của lực lượng vũ trang Nga ở Đông Âu, nhưng căng thẳng Trung - Mỹ và rộng hơn là Trung - NATO vẫn còn đáng kể.

Washington đã nhận được nhiều sự hỗ trợ hơn từ Nhật Bản và Australia, cũng như từ chính quyền mới ở Hàn Quốc, trong nỗ lực duy trì ảnh hưởng của phương Tây tại khu vực Đông Á.

Thông tin quan trọng đã được tiết lộ về sự phát triển của cả Trung Quốc và Mỹ đối với máy bay chiến đấu thế hệ thứ sáu, trong khi cả hai vẫn là những người duy nhất sở hữu những phi đội tiêm kích thế hệ năm đầy đủ sức mạnh, đồng thời đã hoặc sắp cho ra mắt oanh tạc cơ tàng hình tiên tiến.

Những chi tiết về Không quân Trung Quốc (PLAAF) trong năm 2022 vừa được tiết lộ đã làm sáng tỏ đáng kể nền công nghiệp quốc phòng to lớn của nước này.

Hiện tại, tất cả các máy bay chiến đấu được sản xuất với quy mô lớn nhất trên thế giới (ngoài F-35 của Mỹ) đều là sản phẩm của Trung Quốc, bao gồm hai dòng tiêm kích hạng nặng J-20 và J-16.

Mặc dù Trung Quốc từ lâu đã được biết là sở hữu phi đội máy bay chiến đấu hạng nặng lớn hơn nhiều so với Mỹ hoặc bất kỳ quốc gia nào có liên kết với Washington, nhưng tại Triển lãm hàng không Chu Hải 2022, báo chí biết được rằng phi đội tiêm kích hạng nặng của Bắc Kinh rất có thể vượt qua không chỉ Mỹ, mà còn cả NATO và Nga cộng lại.

Ước tính PLAAF có khoảng 300 tiêm kích J-16 và hơn 200 chiếc J-20, bên cạnh các mẫu cũ hơn bao gồm gần 350 chiếc J-11, 50 chiếc J-15 hoạt động trên tàu sân bay, 98 chiếc Su-30 và 24 chiếc Su-35 do Nga cung cấp. Một số lượng nhỏ Su-27 cũ mua từ lâu được cho là vẫn đang phục vụ.

Như vậy, PLAAF đang có từ 1.000 đến 1.100 tiêm kích hạng nặng - không bao gồm máy bay đánh chặn và máy bay tấn công, đây là phi đội lớn hơn so với bất kỳ hai quốc gia nào khác cộng lại.

Tiêm kích hạng nặng J-16 đang được Trung Quốc chế tạo với số lượng lớn nhất.

Tiêm kích hạng nặng J-16 đang được Trung Quốc chế tạo với số lượng lớn nhất.

Quân đội Mỹ ước tính có khoảng 510 tiêm kích hạng nặng, chỉ khoảng một chục trong số đó là F-15EX thế hệ mới, còn lại là các mẫu F-15 thời Chiến tranh Lạnh, chiếc cuối cùng được mua vào năm 2001, cũng như khoảng 185 chiếc F-22 sẽ bắt đầu nghỉ hưu vào năm 2023.

Những tiêm kích F-22 mặc dù sử dụng khung máy bay thế hệ thứ năm tương tự J-20, nhưng vẫn phụ thuộc vào hệ thống điện tử hàng không của thập niên 1990 và đang chờ được nâng cấp trong tương lai.

Ngoài Không quân Mỹ (USAF), không có tiêm kích hạng nặng nào đang phục vụ ở bất kỳ đâu trong các quân đội phương Tây, khi những chiếc F-14, F-15 và F-22 chưa từng được các thành viên NATO bên ngoài nước Mỹ triển khai.

Trong khi đó, Nga ước tính sở hữu 400 tiêm kích hạng nặng, bao gồm khoảng 110 - 130 chiếc Su-35, Su-30SM/SM2 và Su-27 thời Liên Xô. Khoảng 20 tiêm kích hạm Su-33 hoạt động trên tàu sân bay cũng đang phục vụ, cùng với 6 chiến đấu cơ thế hệ thứ năm Su-57.

Ngoài việc vượt trội về số lượng, các máy bay chiến đấu hạng nặng của Trung Quốc còn "trẻ hơn" trung bình hàng thập kỷ so với Mỹ, đồng thời chúng liên tục thể năng lực tinh vi hơn sản phẩm do Nga chế tạo.

Theo Military Watch

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa: INT

Café chủ nhật: Thói quen... 'cướp lời'

GD&TĐ - Trong cuộc sống hàng ngày, hầu hết chúng ta đều đã gặp phải tình huống đối diện với một người mắc chứng “nói không dừng lại được”.