Thực chiến đáng thất vọng của tiêm kích MiG-25?

GD&TĐ -  Mặc dù được giới thiệu là máy bay chiến đấu hàng đầu thế giới tuy nhiên thành tích thực chiến của tiêm kích MiG-25 lại thua xa quảng cáo.

Thực chiến đáng thất vọng của tiêm kích MiG-25?

MiG-25 (NATO gọi bằng cái tên Foxbat) là một tiêm kích đánh chặn và máy bay trinh sát tầm xa, được phòng thiết kế nổi tiếng Mikoyan-Gurevich của Liên Xô bắt đầu nghiên cứu vào năm 1964 và chính thức gia nhập đội hình trực chiến năm 1970.

Tiêm kích MiG-25 Foxbat có thiết kế khá đơn giản nhưng hiệu quả với hệ thống điện tử dùng đèn bán dẫn, trang bị 2 động cơ lớn và sử dụng vật liệu titan trong cấu tạo khung thân nhằm tăng độ bền cơ học.

Foxbat được coi là tiêm kích đánh chặn nhanh nhất thế giới, 2 động cơ phản lực Tumansky R-15B-300 cho phép máy bay đạt tới tốc độ 3.470 km/h - nhanh hơn bất kỳ loại chiến đấu cơ nào thời bấy giờ.

Trần bay của MiG-25 lên tới 20,7 km khi mang đủ vũ khí hoặc 24,4 km khi không mang tải; tầm bay với nhiên liệu trong thân là 1.720 km. Đây thực sự là con số ấn tượng ngay cả đối với các loại chiến đấu cơ đời mới hiện nay.

Tiêm kích đánh chặn MiG-25 được trang bị vũ khí rất đáng gờm bao gồm 2 tên lửa không đối không dẫn đường bằng radar bán chủ động R-40RD tầm bắn 60 km, đi kèm 2 tên lửa hồng ngoại R-40TD tầm bắn 30 km.

Radar điều khiển lực RP-25 Smerch-A của MiG-25 có thể tác chiến trong môi trường nhiễu điện tử mạnh, nó phát hiện được máy bay ném bom ở cự ly 100 km, theo dõi ở tầm 50 km.

Đáng tiếc là bất chấp thông số kỹ chiến thuật rất ấn tượng, thành tích thực chiến của tiêm kích MiG-25 lại khác xa so với những gì nhà sản xuất quảng cáo.

Tiêm kích MiG-25 Foxbat tỏ ra thua kém hơn nhiều so với đối thủ chính F-15 Eagle.

Tiêm kích MiG-25 Foxbat tỏ ra thua kém hơn nhiều so với đối thủ chính F-15 Eagle.

Mặc dù MiG-25 của Không quân Liên Xô chưa bao giờ tham gia các trận không chiến với đối phương, nhưng phiên bản xuất khẩu của chiếc tiêm kích này đã trải qua khá nhiều lần "đọ cánh", đáng tiếc là thành tích nên bị lãng quên.

Khách hàng nước ngoài đầu tiên của MiG-25 là Không quân Algeria, vào cuối những năm 1980, quốc gia Bắc Phi này đã triển khai Foxbat cho nhiệm vụ tuần tra, nó đã được sử dụng để ngăn chặn nhiều cuộc không kích của Israel vào nước này.

Syria cũng có MiG-25 phiên bản xuất khẩu nhưng với các đặc điểm chưa rõ ràng. Đầu năm 1981, Không quân Israel phục kích MiG-25 trên bầu trời Lebanon bằng máy bay trinh sát RF-4. Họ đã thành công khi áp sát 2 chiếc Foxbat và bắn hạ một trong số đó bằng F-15.

Vụ đụng độ tiếp theo xảy ra vào cuối năm 1981, khi F-15 tiếp tục đánh bại MiG-25 trong cận chiến. Kỹ năng vượt trội của phi công Israel cũng như khả năng tấn công hạn chế của Foxbat trong không chiến quần vòng dẫn tới thất bại của nó.

Nếu chỉ có 2 chiếc MiG-25 bị bắn rơi thì Foxbat có khả năng sống sót khá cao, nhất là khi đặt cạnh những tổn thất to lớn của Không quân Syria thời điểm đó. Tuy vậy, một số nguồn tin lại báo cáo nhiều hơn về những trường hợp MiG-25 bị tiêm kích Israel bắn hạ.

Những vụ va chạm đáng chú ý nhất giữa MiG-25 Foxbat và F-15 Eagle xảy ra trong Chiến dịch Bão táp sa mạc năm 1991. Vào ngày 17/1/1991, một phi đội F-15 Mỹ đã đối đầu với 2 chiếc MiG-25 và bắn 10 tên lửa vào chúng.

Do bị áp đảo về số lượng, những chiếc Foxbat phải dựa vào tốc độ cao nhằm thoát thân. Phi công đã có thể né tránh tất cả tên lửa được phóng đi và trở về căn cứ. Vài ngày sau, Eagle may mắn hơn khi đã bắn hạ được 2 chiếc MiG-25.

Tới ngày 30/1/1991, Iraq tuyên bố MiG-25 đã bắn trúng một chiếc F-15 bằng tên lửa R-40, nhưng Baghdad không đưa ra bằng chứng xác thực, Mỹ cũng bác bỏ thông tin này.

Tuy nhiên thành tích đối đầu giữa Foxbat và Eagle không phải là một thảm họa đối với Iraq, do nước này chỉ sở hữu các máy bay MiG-25 phiên bản xuất khẩu bị đánh giá thấp.

Ngoài ra, các phi công từ một quốc gia tương đối nhỏ đã phải đối đầu những máy bay chiến đấu ưu tú nhất và những phi công giỏi nhất trong khối quân sự NATO.

Không chỉ có vậy, F-15 còn nhận được sự hỗ trợ từ máy bay chỉ huy - cảnh báo sớm trên không (AWACS) E-3 Sentry, dẫn đường cho khoảng 95% tên lửa không đối không.

Trong khi đó, không quân Iraq thậm chí còn không có máy bay AWACS cơ bản. Các chuyên gia quân sự quốc tế tin rằng nếu chiến đấu với nhau trong điều kiện bình đẳng hơn, MiG-25 sẽ có lợi thế đáng kể.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Công ty Trái cây Nhiệt đới Hoa Kỳ giờ tên Chiquita và vẫn chưa phải chịu trách nhiệm về vụ thảm sát vì chuối năm 1928. Ảnh: Thecollector.com

Vụ thảm sát vì chuối

GD&TĐ - Năm 1928, ở Colombia, quốc gia Nam Mỹ với biệt danh đương thời là 'nước cộng hòa chuối'.