Không ngoài dự báo...

GD&TĐ - Bằng khoảng thời gian này vài năm trước, việc làm sao để có tấm vé tàu, vé xe, sang hơn là vé máy bay để về quê ăn Tết là mối lo của rất nhiều người.
Ảnh minh họa/INT
Ảnh minh họa/INT

Năm nay, dù chỉ còn chưa đầy nửa tháng nữa là đến Tết nhưng đường sắt và xe khách đang chứng kiến “kỷ lục” buồn: Ế vé.

“Điểm sáng” duy nhất đến thời điểm này về vận tải hành khách là việc Cục Hàng không Việt Nam kiến nghị Bộ Giao thông - Vận tải cho phép chủ động xem xét tăng tải cung ứng giai đoạn cao điểm Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 do nhu cầu hành khách đi trên đường bay TP Hồ Chí Minh - Hà Nội và từ TP Hồ Chí Minh đi - đến các tỉnh Tây Nguyên, miền Trung, miền Bắc tăng mạnh trở lại. Còn lại, hầu hết trong tình trạng như chưa đến Tết.

Cụ thể, theo nhận định của Công ty Cổ phần Bến xe Hà Nội, lượng khách trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 sẽ thấp hơn mọi năm, dù trong các ngày 21, 22 và các ngày 26, 27, 28, 29 tháng Chạp, lượng khách về các bến xe sẽ tăng khoảng 300% so với ngày thường, song do lượng khách thường ngày thấp nên số tăng sẽ không vượt năng lực vận chuyển theo biểu đồ vận hành tại các bến xe, bình quân lượt khách trên xe cũng chỉ đạt 50% tải trọng thiết kế.

Tại TP Hồ Chí Minh, đại diện Bến xe miền Đông cho biết, lượng khách giảm sâu so với các năm trước. Đến thời điểm hiện tại khách đến bến đạt 12% so với cùng kỳ, lượng xe xuất bến là 30%.

Cao điểm Tết dự kiến bán được 19.000 vé, chỉ bằng 22% so với cùng kỳ. Dù lượng khách dự báo giảm nhưng Bến xe miền Đông cũng vẫn chuẩn bị đủ xe cũng như các điều kiện an toàn để bảo đảm phục vụ hành khách, với mức giá vé dự kiến tăng không quá 60%.

Tại Bến xe miền Tây, lượng khách cũng giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái. Dự kiến ngày cao điểm có khoảng 27.000 hành khách, bằng khoảng 30% so với thời điểm Tết mọi năm. Do số lượng khách ít nên bến xe dự kiến không tăng giá vé như những năm trước.

Thực tế, việc lượng khách sụt giảm trong dịp Tết Nguyên đán năm nay đã được dự báo trước. Lý do là bởi người dân hạn chế đi lại do dịch bệnh Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp và không có nhiều người ở các tỉnh còn ở lại các thành phố lớn do đã trở về quê từ những tháng trước.

Đặc biệt, việc người dân hạn chế đi lại còn có lý do từ việc lo ngại một số địa phương đưa ra các yêu cầu cách ly để phòng, chống dịch đối với người về từ một số nơi.

Ngoài những lý do trên, còn có nguyên nhân nữa là sau khoảng thời gian 2 năm dịch bệnh Covid-19 xuất hiện đã làm thay đổi thói quen đi lại của một bộ phận không nhỏ người dân. Nếu như trước đây, dịp lễ, Tết là thời điểm nhu cầu đi lại tăng cao nhất thì hiện nay các hoạt động đi lại đều được hạn chế tối đa.

Hạn chế đi lại để bảo đảm an toàn cho bản thân và người thân đang là sự lựa chọn của mọi người. Trong khi đó, dịch bệnh cũng khiến nhiều người sụt giảm thu nhập, nhu cầu mua sắm dịp Tết cũng giảm, dẫn đến các hoạt động mua bán cũng giảm - một chuyên gia bày tỏ quan điểm.

Có thể thấy, vận tải hành khách sụt giảm chủ yếu bởi nguyên nhân khách quan là dịch bệnh và đã được dự báo từ trước. Đây là khó khăn chung nhưng đồng thời là cơ hội với nhiều người khi những năm trước đây, việc có được tấm vé để về quê trong dịp Tết là điều gì đó rất “xa xỉ” - được về quê sum họp với gia đình.

Minh họa/INT

Bóng cười - người khóc

GD&TĐ - Theo giải thích của các chuyên gia chuyên nghiên cứu về các chất gây kích thích, bóng cười là một quả bóng bay được bơm khí N2O.
Ảnh minh họa ITN.

Trọn niềm vui

GD&TĐ - Trước đây, Tết Trung thu với nhiều học sinh vùng khó là điều xa vời, thậm chí các em không biết ý nghĩa của dịp này là gì.
Minh họa/INT

Vị thế ở đâu?

GD&TĐ - Theo Báo cáo của Bộ KH&ĐT, tính đến hết năm 2022, cả nước còn khoảng 478 doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
Ảnh minh họa ITN.

Loại bỏ sức ì

GD&TĐ - Chỉ khi nào thầy cô nhận thức đúng đắn về đổi mới kiểm tra, đánh giá..., hoạt động này mới trở thành lực đẩy nâng cao chất lượng dạy học.
Minh họa/INT

Hễ mưa là phố thành sông

GD&TĐ - 'Hễ mưa lớn là ngập' - điệp khúc này lặp đi lặp lại lâu nay ở các đô thị miền Trung.
Minh họa/INT

'Mở khóa' cho tăng trưởng

GD&TĐ - Ngoài nông nghiệp vẫn giữ được vai trò trụ đỡ, các động lực tăng trưởng 'truyền thống' là đầu tư, xuất khẩu, tiêu dùng đều trục trặc và suy yếu.
Ảnh minh họa ITN.

Nền tảng quan trọng

GD&TĐ - Chuyển đổi số không chỉ là câu chuyện về công nghệ hay mạng, mà phải là quá trình cá nhân hóa.
Minh họa/INT

Chế tài đã đủ mạnh!

GD&TĐ - Theo thống kê của Bộ Xây dựng, tranh chấp liên quan đến phần kinh phí bảo trì phần sở hữu chung chiếm khoảng 36% tổng số vụ tại các chung cư.
Ảnh minh họa ITN.

Dấu mốc quan trọng

GD&TĐ - Với Kỳ thi tốt nghiệp THPT, năm 2024 sẽ là dấu mốc quan trọng - Kỳ thi tốt nghiệp THPT cuối cùng theo Chương trình GDPT 2006.
Minh họa/INT

Đừng quấn cỏ nhựa cho trụ điện!

GD&TĐ - Dư luận đang bàn tán về việc UBND Quận 5 (TPHCM) cho người đi quấn cỏ nhựa cho toàn bộ trụ điện trên địa bàn nhằm ngăn chặn bôi bẩn.
Ảnh minh họa ITN.

Xuất khẩu giáo dục

GD&TĐ - Những năm gần đây, Việt Nam có chuyển động tích cực về thu hút sinh viên quốc tế.
Minh họa/INT

Thực trạng day dứt...

GD&TĐ - Dù bảo hiểm xã hội đóng vai trò rất quan trọng nhưng tình trạng rút một lần gia tăng, dẫn đến mức độ bao phủ an sinh ngày càng thu hẹp.
Ảnh minh họa ITN.

Thay đổi thói quen

GD&TĐ - Không bắt học sinh trả bài đầu giờ theo kiểu “gọi bất chợt, hỏi bất chợt” là yêu cầu được Giám đốc Sở GD&ĐT TPHCM Nguyễn Văn Hiếu đưa ra.
Minh họa/INT

Lộ ra sau đám cháy

GD&TĐ - Cơ quan chức năng của thành phố Hà Nội đang tiến hành kiểm tra toàn diện về thực trạng của các chung cư và khách sạn mini trên địa bàn.
Ảnh minh họa ITN.

Đốc thúc người học

GD&TĐ - Kiểm tra tiếng Anh đầu vào là công việc thường niên của các trường đại học với tân sinh viên.
Minh họa/INT

Chữ tín trong mua bán nông sản

GD&TĐ - Dự kiến trong năm 2023 này, kim ngạch xuất khẩu sầu riêng cả nước đạt trên 1,6 tỷ USD, chiếm khoảng 30% kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam.
Ảnh minh họa ITN.

Đến hẹn lại lo…

GD&TĐ - “Lạm thu” đầu năm học không phải là câu chuyện mới nhưng luôn thời sự và trở nên nóng hơn bao giờ hết.