Không khó xóa tình trạng hôn nhân cận huyết thống vùng cao

GD&TĐ - Cao Bằng là tỉnh miền núi có nhiều đồng bào sinh sống, địa hình núi cao, dốc, địa bàn rộng, dân cư sống rải rác... Vì vậy, việc thực hiện công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình (KHHGĐ) còn gặp nhiều khó khăn.

Không khó xóa tình trạng hôn nhân cận huyết thống vùng cao

Tuy nhiên, được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của các cấp chính quyền, Sở Y tế cùng với Chi cục Dân số tỉnh, cho nên công tác dân số KHHGĐ đã có nhiều chuyển biến tích cực. Tìm hiểu về vấn đề này, phóng viên Báo GD&TĐ đã có cuộc trò chuyện với bà Lục Thị Thắng, Chi cục trưởng, Chi cục Dân số tỉnh Cao Bằng.

- Được biết Cao Bằng là một tỉnh làm tốt công tác dân số KHHGĐ, vậy xin bà cho biết những thuận lợi và khó khăn trong việc thực hiện, triển khai công tác này?

Công tác dân số KHHGĐ ở Cao Bằng luôn được các cấp ủy chính quyền quan tâm, Sở Y tế chỉ đạo sát sao, Tỉnh ủy ban hành nhiều chỉ thị, hội đồng nhân dân ban hành các nghị quyết, Ủy ban ban hành các kế hoạch, quyết định, chỉ đạo, tổ chức thực hiện... chính vì vậy mà công tác dân số trong những năm vừa qua đã đạt được những kết quả đáng khích lệ.

Theo báo cáo của Chi cục Dân số trong 6 tháng đầu năm 2018, tổng số trẻ sinh là 2.968 trẻ giảm 158 trẻ so với cùng kỳ năm 2017; Có 334 trường hợp sinh con thứ 3 trở lên tăng 51 trường hợp so với cùng kỳ năm 2017.

Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay công tác dân số gặp nhiều khó khăn: Tổ chức bộ máy cũng chưa được ổn định và có nhiều biến động; Về nhân lực còn yếu và thiếu, chưa đáp ứng được nhu cầu; Hiện nay kinh phí và nguồn lực hỗ trợ cho công tác dân số cũng theo lộ trình giảm dần miễn phí, chuyển dần sang xã hội hóa trong điều kiện ngân sách địa phương miền núi hết sức khó khăn, hạn chế trong việc hỗ trợ kinh phí để được tổ chức hoạt động; Ý thức của một bộ phận nhân dân chưa thực sự là tự nguyện trong việc sinh con đúng chính sách.

Một khó khăn nữa phải kể đến, đó là địa bàn rộng, dân cư lại sống không tập trung chỉ có 76 người/km2. Việc đi lại, phương tiện giao thông còn nhiều khó khăn và ảnh hưởng đến việc tuyên truyền của cán bộ về chính sách dân số đối với từng người dân.

Hơn nữa, trình độ dân trí so với cả nước chưa được cao. Điều kiện phát triển kinh tế, xã hội còn nghèo và khó khăn. Chính vì vậy đã có nhiều tác động, ảnh hưởng đến các hiệu quả trong công tác dân số.

- Vậy, xin bà cho biết Chi cục Dân số của tỉnh đã triển khai các hoạt động về dân số KHHGĐ cụ thể như thế nào để nâng cao chất lượng dân số trên địa bàn tỉnh?

Mặc dù trong điều kiện hết sức khó khăn nhưng với sự nỗ lực cố gắng của toàn hệ thống đặc biệt là đội ngũ cán bộ dân số từ tuyến tỉnh đến cơ sở đã triển khai nhiều giải pháp và các hoạt động để thực hiện tốt công tác dân số. Về quy mô dân số đã tổ chức tốt hoạt động công tác KHHGĐ; việc tầm soát, sàng lọc trước sinh và sau sinh được thực hiện tốt.

Theo đánh giá điều tra hàng năm, mức sinh hiện nay cũng duy trì ở mức hợp lý. Tức là với những vùng có mức sinh thấp thì hiện nay vận động sinh đủ 2 con và những vùng đã đạt đủ mức sinh thay thế thì chúng tôi cũng thực hiện vận động duy trì mức sinh 2 con. Với những vùng có mức sinh cao, chúng tôi vận động sinh ít con và chỉ sinh 2 con.

Về đội ngũ thực hiện công tác dân số và KHHGĐ tương đối tốt. Thí dụ: Các hoạt động về tầm soát, sàng lọc trước sinh và sau sinh được cán bộ và đội ngũ cộng tác viên dân số thực hiện rất tốt. Đội ngũ này có tới 86% là nhân viên y tế thôn bản đảm nhiệm thực hiện công tác dân số. Đội ngũ này cũng có trình độ và chuyên môn, kinh nghiệm trong công tác dân số. Trong đó có khoảng 70% cán bộ đã được đào tạo qua lớp bồi dưỡng về kiến thức dân số 3 tháng.

- Địa phương mình đã có những mô hình nào liên quan đến công tác dân số không, thưa bà?

Về các mô hình, Cao Bằng đã triển khai: “Tư vấn sức khỏe vị thành niên” đã được triển khai tại 19 xã của 4 huyện: Hòa Anh, Trà Lĩnh, Trùng Khánh, Quảng Uyên; “Mô hình Phòng chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống” chúng tôi đã triển khai từ năm 2010 tại 5 huyện và 12 xã đã đạt kết quả rất tốt. Đó là các huyện: Nguyên Binh, Bảo Lạc, Thông Nông, Hòa Anh, Trà Lĩnh, Thạch An, Trung Khánh, Quảng Uyên...

Bắt đầu từ năm 2015 - 2016, hoạt động này đã được chuyển giao cho Ban Dân tộc để tiếp tục duy trì và phát triển, mở rộng theo định hướng đề án phòng chống "Hôn nhân cận huyết thống" của Ủy ban Dân tộc.

- Qua những nỗ lực tích cực kể trên, chắc hẳn công tác dân số của tỉnh Cao Bằng có gì thay đổi, xin bà cho biết những thay đổi đó là gì?

    Theo báo cáo của Chi cục Dân số trong 6 tháng đầu năm 2018, tổng số trẻ sinh là 2.968 trẻ giảm 158 trẻ so với cùng kỳ năm 2017; Có 334 trường hợp sinh con thứ 3 trở lên tăng 51 trường hợp so với cùng kỳ năm 2017. 

Trong những giai đoạn vừa qua, công tác dân số có nhiều chuyển biến tích cực. Trước hết phải kể đến con số bình quân trong số tuổi sinh đẻ của người phụ nữ trong những thập niên 60, 70... của thế kỷ trước khoảng từ 6,7 đến 7,7 con. Đến nay đã giảm xuống chỉ còn 2,1 con. Đây là một kết quả rất đáng ghi nhận.

Thứ hai, tỉ lệ các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ trước đây (những thập niên 60, 70... của thế kỷ trước) có những xóm, những xã không có cặp vợ chồng nào sử dụng biện pháp tránh thai thì nay lên tới 74% các cặp vợ chồng sử dụng 1 trong những biện pháp tránh thai (bao cao su, đặt vòng, uống thuốc...). Phần lớn các gia đình trong toàn tỉnh chấp nhận việc thực hiện quy mô gia đình ít con để xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc.

- Để các hoạt động về công tác dân số của tỉnh ngày càng tốt hơn, theo bà cần có giải pháp gì?

Theo tôi, để công tác dân số đạt được kết quả, trước hết phải có sự quan tâm của các cấp ủy, địa phương trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo. Đây là yếu tố tiên quyết;

Thứ hai, phải làm tốt công tác truyền thông vận động, đồng thời phải tạo được sự ủng hộ của xã hội đối với công tác dân số;

Thứ ba, cần có những chính sách phù hợp theo từng giai đoạn;

Thứ tư là, tổ chức bộ máy ổn định và phải nhiệt tình, có trách nhiệm, tâm huyết với nghề. Tuy nhiên cần phải có sự hỗ trợ về nguồn lực để đảm bảo cho việc thực hiện các hoạt động.

Hiện nay, Chi cục Dân số tỉnh Cao Bằng đã đang trình với Sở Y tế và các cấp có thẩm quyền ban hành nghị quyết xã hội hóa về cung cấp phương tiện tránh thai, dịch vụ gia đình, dịch vụ tầm soát trước sinh và sau sinh... để phối hợp hỗ trợ thêm cho công tác dân số.

Trân trọng cảm ơn bà về cuộc trò chuyện này!

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Học sinh Trường PTDTBT Tiểu học xã Nậm Ban, Mèo Vạc (Hà Giang). Ảnh minh họa: Nguyễn Lâm

Nỗi sợ của người thầy!

GD&TĐ - Bao giờ các bậc thầy cô giáo mới được quyền giáo dục con trẻ như chính cha mẹ giáo dục con cái “thương cho roi cho vọt”...

Nhiều năm dạy học ở miền núi, cô Hải luôn tận tâm với học sinh. Ảnh: NVCC

'Bắc nhịp cầu' giúp trò miền núi

GD&TĐ - Dạy học ở địa bàn vùng sâu, xa nhiều năm, nữ nhà giáo ở Quảng Trị luôn trăn trở khi nhận thấy học sinh thiếu thốn nhiều mặt...

Trà từ lõi ngô của nhóm sinh viên Đại học Duy Tân.

Sinh viên chế biến trà từ lõi ngô

GD&TĐ - Trà từ lõi ngô thơm ngon, giàu chất oxy hóa, vị ngọt thanh, không sinh năng lượng, tốt cho người tiểu đường, người ăn kiêng là sản phẩm của nhóm SV ĐH Duy Tân.

Arsenal tổn thất lớn

Arsenal tổn thất lớn

GD&TĐ - Bukayo Saka sẽ phải ngồi ngoài "nhiều tuần" vì chấn thương nghiêm trọng trong trận Arsenal thắng Crystal Palace 5-1 ở vòng 17 Ngoại hạng Anh.