Trên thực tế, nhiều học sinh học tập không hết mình, chạy theo điểm số, lấy mục tiêu thi cử làm mục tiêu học tập; từ đó, các em biến thành nô lệ của các kỳ thi. Những gì không thi, học sinh không học hoặc học chống đối. Điều này đi ngược với mục tiêu giáo dục nói chung, mục tiêu trường THPT chuyên nói riêng.
Kinh nghiệm tuyển chọn được học sinh giỏi, theo ông Cao Xuân Hùng, nên đi từ phong trào học tập của tập thể. Để thông qua một kỳ thi mang tính chất phong trào, tạo ra phong trào học tập trên diện rộng, có tổ chức, tác động đến từng học sinh. Cũng chính từ đây, giáo viên phát hiện và tuyển chọn học sinh giỏi, sàng lọc qua từng giai đoạn.
Quy trình thường là: Tháng 6 - 7 chọn những học sinh khá, giỏi có nguyện vọng vào đội tuyển các khối 11, 12; giao tài liệu cho học sinh tự học và báo cáo kết quả hàng tuần; giáo viên kiểm tra, đánh giá, học sinh đồng thời tự đánh giá lẫn nhau...
Tháng 8 - 9: Giáo viên phụ trách đội tuyển quyết định danh sách học sinh tham gia đội dự tuyển. Thường, số học sinh trong đội này sẽ bằng 2 – 3 lần số lượng của đội tuyển chính thức. Học sinh đội dự tuyển được học tăng cường 1-2 buổi/tuần.
Tháng 10: Sở GD&ĐT tổ chức thi học sinh giỏi cấp tỉnh dành cho học sinh chuyên và chọn đội tuyển chính thức dự thi học sinh giỏi quốc gia. Sau đó, hoạt động bồi dưỡng học sinh dự thi học sinh giỏi quốc gia sẽ tiến hành vào tháng 11 và 12.
Không dạy lệch, học lệch
Một khó khăn của các trường hiện nay trong việc lựa chọn học sinh giỏi là sự can thiệt khá sâu của cha mẹ học sinh. Không ít bậc làm cha, mẹ áp đặt lối tính toán của người lớn, đôi khi thực dụng vào việc học của con mình. Đặc biệt, nhiều người không muốn con tham gia đội tuyển bởi lo lắng con mình sẽ học lệch, trượt ĐH, có thể trở thành “gà gô”...
Những lo toan đó là hoàn toàn chính đáng. Và nhiệm vụ của nhà trường là vừa thực hiện được mục tiêu giáo dục theo chủ trương chung, vừa đáp ứng nguyện vọng, tạo sự đồng thuận đông đảo phụ huynh.
Theo ông Cao Xuân Hùng, cần tạo niềm tin với phụ huynh bằng phương châm không dạy lệch, học lệch các môn khoa học cơ bản; đảm bảo hầu hết học sinh đỗ ĐH theo nguyện vọng 1; đặc biệt, tạo sân chơi cho học sinh, xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, tạo cơ hội học sinh phát triển toàn diện: