Không để bất kì học sinh nào phải bỏ thi tốt nghiệp THPT

GD&TĐ - Tỉnh Gia Lai, Kon Tum đang gấp rút chuẩn bị các điều kiện về tài chính, con người và cơ sở vật chất... để tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT 2023.

Nhà trường sẵn sàng các điều kiện về cơ sở vật chất, con người... để kỳ thi tốt nghiệp THPT 2023 diễn ra thuận lợi, thành công.
Nhà trường sẵn sàng các điều kiện về cơ sở vật chất, con người... để kỳ thi tốt nghiệp THPT 2023 diễn ra thuận lợi, thành công.

Ôn tập hiệu quả theo từng môn thi

Để nâng cao chất lượng kỳ thi, Sở GD&ĐT Kon Tum đã ban hành công văn gửi đến các trường về việc triển khai các giải pháp dạy học lớp 12 và ôn thi tốt nghiệp THPT. Ngoài mục tiêu nâng cao tỷ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp THPT năm 2023, Sở lưu ý các trường phấn đấu nâng cao điểm trung vị của nhà trường và điểm từng môn trong hệ thống các đơn vị trên toàn tỉnh.

Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2023 tỉnh Kon Tum có 5.024 thí sinh đăng kí dự thi. Với số lượng thí sinh trên, Sở GD&ĐT dự kiến thành lập 12 điểm thi, trong đó có 5 điểm tại thành phố Kon Tum và 7 điểm thi tại các huyện.

Theo Sở GD&ĐT Kon Tum, kỳ thi năm nay địa phương tăng 273 thí sinh so với năm 2022 (4.751 thí sinh). Bên cạnh đó, giá các mặt hàng văn phòng phẩm phục vụ Kỳ thi tăng nên Sở GD&ĐT đề xuất Trưởng ban Chỉ đạo chỉ đạo Sở GD&ĐT phối hợp Sở Tài chính tham mưu UBND tỉnh bổ sung thêm 485 triệu đồng thực hiện các nhiệm vụ của Kỳ thi. Tổng dự toán kinh phí cho cả kỳ thi là hơn 4 tỷ đồng.

Thầy Nguyễn Trọng Thắng, Phó giám đốc Sở GD&ĐT Kon Tum chỉ đạo các trường căn cứ vào kết quả thi thử rà soát lại kế hoạch ôn thi để điều chỉnh, bổ sung nội dung, phương pháp, tổ chức thực hiện cho phù hợp với từng môn học, từng học sinh. Trong đó cần tập trung phân tích thực trạng của học sinh, giáo viên để xây dựng hệ thống chỉ tiêu phù hợp. Bên cạnh đó, đưa ra giải pháp ôn tập hiệu quả theo từng môn thi. Đồng thời tách số học sinh có nguy cơ hỏng tốt nghiệp để biên chế lại lớp, hỗ trợ các em một cách cụ thể trong thời gian ôn tập còn lại…

Riêng các trường Phổ thông DTNT quản lý chặt chẽ học sinh trong thời gian ôn tập, tạo ra môi trường học tập, sân chơi bổ ích. Bên cạnh đó, phân công giáo viên quan tâm học sinh, động viên khuyến khích học sinh ở ngoại trú có năng lực hạn chế vào ở nội trú ôn tập cho hiệu quả. Đồng thời phân công hợp lý đội ngũ hỗ trợ ôn thi, trực ban đêm, thường xuyên tuyên truyền học sinh việc sử dụng mạng Internet một cách hợp lý, hiệu quả.

Đặc biệt, chủ động phối hợp với các trường THPT trên cùng địa bàn đăng ký làm việc với UBND huyện, thành phố hỗ trợ kịp thời đối với học sinh, nhất là học sinh có hoàn cảnh khó khăn đảm bảo điều kiện, an tâm ôn thi và dự thi kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023.

Theo thầy Thắng, qua kiểm tra các trường sẽ là địa điểm thi tốt nghiệp THPT, đơn vị nhắc nhở nhà trường chuẩn bị đầy đủ các điều kiện về cơ sở vật chất phục vụ thi (khối phòng phục vụ thi, bàn ghế, điều kiện chiếu sáng, quạt, điều kiện phòng cháy chữa cháy...).

Ngoài ra, đảm bảo an ninh, an toàn cho kỳ thi, như: công tác lưu giữ, bảo quản đề thi, bài thi tại điểm thi. Đồng thời chuẩn bị các điều kiện cơ sở vật chất tại các trường THPT, Phổ thông DTNT để phục vụ việc ăn, ở của thí sinh, đặc biệt là học sinh các trường Phổ thông DTNT về dự thi. Đặc biệt, chú trọng công tác vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống dịch.

Không để thí sinh nào phải bỏ thi

Học sinh Kon Tum đang trong giai đoạn 'nước rút' để chuẩn bị cho kỳ thi quan trọng.
Học sinh Kon Tum đang trong giai đoạn 'nước rút' để chuẩn bị cho kỳ thi quan trọng.

Còn tại Gia Lai, dự kiến có 15.204 thí sinh đăng ký dự thi, trong đó có 14.298 thí sinh đang học lớp 12 (GDPT: 13.815, GDTX: 483) và 906 thí sinh tự do (GDPT: 757 và GDTX: 149). Địa phương thành lập 41 điểm thi chính thức và 17 điểm thi dự phòng ở tất cả các huyện, thị xã, thành phố nhằm tạo điều kiện thuận tiện cho thí sinh tham dự Kỳ thi và tổ chức khâu coi thi.

Để nâng cao chất lượng kỳ thi, UBND tỉnh Gia Lai chỉ đạo các cơ sở giáo dục tiếp tục tổ chức dạy học và ôn tập theo đúng hướng dẫn của Bộ, Sở GD&ĐT. Qua đó đánh giá nghiêm túc, trung thực kết quả học tập của học sinh. Đồng thời, chuẩn bị các thiết bị, cơ sở vật chất , đội ngũ phục vụ cho kỳ thi.

Ngoài ra xây dựng phương án tổ chức thi trong điều kiện phòng, chống dịch Covid -19 và các dịch bệnh khác. Cụ thể, chuẩn bị một số điểm thi dự phòng và các điểm thi bố trí phòng thi, lực lượng cán bộ, giáo viên dự phòng để đáp ứng yêu cầu khi cần thiết. Cùng với đó, xây dựng phương án bố trí lực lượng bảo vệ, y tế, phòng dịch, phục vụ, giữ gìn an ninh, trật tự, bảo đảm sức khỏe và vệ sinh an toàn thực phẩm cho các thành viên làm nhiệm vụ thi và học sinh tham gia kỳ thi.

Bà Nguyễn Thị Thanh Lịch – Phó chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai cũng giao UBND các huyện, thành phố có phương án hỗ trợ việc đi lại, ăn ở của thí sinh có hoàn cảnh khó khăn. Đồng thời có phương án, giải pháp với các tình huống xảy ra, như: mưa to, bão lũ,... tuyệt đối không để thí sinh nào phải bỏ thi vì gặp khó khăn về điều kiện kinh tế hay đi lại.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

MIT miễn học phí cho sinh viên đến từ gia đình thu nhập thấp.

MIT miễn học phí cho sinh viên

GD&TĐ - Từ học kỳ mùa Thu năm 2025, Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), sẽ miễn học phí cho sinh viên thuộc gia đình có thu nhập dưới 200 nghìn USD.

Người bệnh nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở. Ảnh: BVCC

Nhồi máu cơ tim sau tập thể hình

GD&TĐ - Các bác sĩ Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E đã cứu sống một nam thanh niên (32 tuổi) nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.