Lưu ý khi viết đoạn văn nghị luận xã hội để không bị mất điểm

GD&TĐ - Để không bị mất điểm khi viết đoạn văn nghị luận xã hội, thầy Nguyễn Bách Sa lưu ý học sinh ghi nhớ, nắm vững một số nội dung quan trọng.

Thầy Nguyễn Bách Sa, giáo viên trường Phổ thông DTNT huyện Đăk Hà (Kon Tum) lưu ý thí sinh một số nội dung khi viết đoạn văn nghị luận xã hội.
Thầy Nguyễn Bách Sa, giáo viên trường Phổ thông DTNT huyện Đăk Hà (Kon Tum) lưu ý thí sinh một số nội dung khi viết đoạn văn nghị luận xã hội.

Nắm vững yêu cầu

Viết đoạn văn nghị luận xã hội là một câu hỏi thuộc phần Làm văn trong đề thi tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn những năm gần đây. Câu này chiếm 2/10 điểm trong toàn bài thi. Để viết tốt đoạn văn theo yêu cầu, thầy Nguyễn Bách Sa, giáo viên trường Phổ thông DTNT huyện Đăk Hà (Kon Tum) lưu ý thí sinh một số nội dung cơ bản. Từ đó, giúp các em tránh bị sót ý, sai lệch yêu cầu của đề,… dẫn đến mất điểm.

Ví dụ, nội dung câu hỏi viết đoạn văn nghị luận xã hội trong đề thi của những năm vừa qua:

Năm 2020: Chia làm hai đợt thi

Đợt 1: Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) về sự cần thiết phải trân trọng cuộc sống mỗi ngày.

Đợt 2: Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) về sự cần thiết phải có niềm tin vào cuộc sống.

Năm 2021

Đợt 1: Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) về sự cần thiết phải biết sống cống hiến.

Đợt 2: Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) về sự cần thiết của tinh thần hợp tác trong cuộc sống.

Năm 2022: Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) về sự cần thiết phải trân trọng các giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc.

Có thể thấy, hầu hết các vấn đề yêu cầu thí sinh viết bài luận đều thuộc kiểu bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lý.

Học sinh cần nắm vững các yêu cầu khi viết đoạn văn.

Học sinh cần nắm vững các yêu cầu khi viết đoạn văn.

Nắm vững các bước thực hiện viết một đoạn văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lí

Bước 1. Nêu vấn đề nghị luận: tức là trả lời câu hỏi Cái gì ?

Bước 2. Giải thích tư tưởng, đạo lí: tức là trả lời câu hỏi Là gì?

Bước 3. Bàn luận vấn đề ở nhiều khía cạnh: thí sinh cần đặt ra các câu hỏi như: tại sao? (tại sao như thế? Tại sao cần phải…), như thế nào? (vấn đề đó có ý nghĩa với ai, có ý nghĩa như thế nào đối với cá nhân, xã hội,…), ai? (dùng để làm dẫn chứng),… Thí sinh cũng cần mở rộng vấn đề gợi ra từ tư tưởng, đạo lí đó để bài viết được sâu sắc.

Bước 4. Rút ra bài học hành động của bản thân: tức là trả lời câu hỏi Làm gì?. Để trả lời câu hỏi này, thí sinh cần đặt vấn đề về bản thân đã chứng kiến hay đã trải nghiệm vấn đề đó hay chưa, bản thân đã làm những gì khi trải nghiệm hoặc sẽ trải nghiệm,… Cuối đoạn văn, thí sinh cần khẳng định lại tính đúng của tư tưởng, đạo lí đó. Có như thế mới đảm bảo được hình thức của một đoạn văn (có mở đoạn, phát triển đoạn và kết đoạn văn).

Cách viết đoạn văn

Không có một khuôn mẫu nào chung cho sự sáng tạo trong văn học. Vì thế, thí sinh cần lựa chọn cho mình cách diễn đạt hợp lí. Tuy nhiên, những yêu cầu trong đáp án cho một đề thi luôn hướng người viết tới những chuẩn mực về đạo đức, những quy định của pháp luật cũng như những yêu cầu chặt chẽ của một văn bản. Điều đó giúp người viết định hướng đúng nội dung cần luận, đảm bảo tính chính xác, tính thẩm mỹ của tiếng Việt. Thí sinh có thể tham khảo các gợi ý sau:

Bên cạnh kiểu bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí là kiểu bài nghị luận về một hiện tượng đời sống. Ở kiểu bài này, ngoài các điểm chung với kiểu bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí (nêu vấn đề nghị luận, giải thích hiện tượng đời sống (nếu có), rút ra bài học nhận thức và hành động,…).

Ở phần phát triển đoạn văn, thí sinh cần khái quát được thực trạng của vấn đề (biểu hiện như thế nào), hậu quả (nếu là hiện tượng tiêu cực) / ý nghĩa (nếu là hiện tượng tích cực) của hiện tượng (với ai?, như thế nào?), nguyên nhân (từ đâu?), đưa ra giải pháp khắc phục và phê phán (nếu là hiện tượng tiêu cực)/ phát huy và khích lệ (nếu là hiện tượng tích cực),… Cuối đoạn văn, thí sinh cần khẳng định đó là hiện tượng tích cực cần gìn giữ, phát huy, nhân rộng,… hay đó là hiện tượng tiêu cực cần loại bỏ.

Về mặt sáng tạo trong bài viết, thí sinh sẽ đạt điểm nếu có cách diễn đạt mới mẻ, độc đáo hoặc có suy nghĩ sâu sắc về vấn đề được bàn luận.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Thầy Tân tranh thủ thời gian rảnh bán vé số để có nguồn hỗ trợ học sinh, dân nghèo. Ảnh: Thành Thật

Thầy giáo bán vé số giúp học trò nghèo

GD&TĐ - Người dân ở thị trấn Phong Điền (Phong Điền, Cần Thơ) từ lâu đã quen với bóng dáng thầy Tân trong bộ quần tây, áo trắng đi bán vé số giúp trò...