Một nhóm các chuyên gia di chuyển bằng trực thăng tình cờ phát hiện ra khối kim loại bí ẩn sâu trong sa mạc ở bang Utah, Mỹ.
Khối kim loại bí ẩn mọc lên bên trong sa mạc Utah
Nhóm các nhân viên từ cục hàng không phát hiện một tảng đá nguyên khối bí ẩn ở giữa vùng sa mạc ở Utah, Mỹ.
Các nhân viên bay bằng trực thăng trong một hoạt động hỗ trợ phòng tài nguyên động vật hoang dã đếm những con cừu lớn ở vùng đông nam Utah. Tuy nhiên, cuộc khám phá có được kết quả bất ngờ khi phát hiện ra một tảng đá nguyên khối.
Phi công Bret Hutchings cho biết: "Một trong những nhà sinh vật học của đoàn chúng tôi đã phát hiện ra tảng đá khi tình cờ bay qua khu vực. Anh ấy kêu lớn và hỏi nói tôi quay lại. Tôi hỏi cái gì vậy, anh ấy nói có thứ gì đó ở đằng kia và chúng tôi di chuyển lại đó để xem xét".
Ở giữa tảng đá đỏ là một khối kim loại màu bạc sáng bóng nhô lên khỏi mặt đất. Phi công Bret Hutchings dự đoán nó cao khoảng từ 3 đến 3,6 mét, trông không giống như kiểu ngẫu nhiên nằm ở đó và dường như được "trồng" ở đây vậy.
Phi công Bret Hutchings cho biết: "Chúng tôi khi đó đã nói đùa rằng nếu một người trong chúng tôi đột nhiên biến mất thì những người còn lại sẽ bỏ chạy".
Tuy nhiên, phi công Bret Hutchings nghi ngờ khối kim loại đặt ở vị trí này là do một nghệ sĩ nào đó chứ không phải kết quả hành động của người ngoài hành tinh.
Ông nói: "Tôi cho rằng đó là một trào lưu nghệ thuật mới hoặc cái gì đó tương tự, chẳng hạn người hâm mộ phim "2001: A Space Odyssey". Phi công nhắc đến cảnh khối đá đen xuất hiện trong bộ phim năm 1968".
Giới chức bang Utah chưa xác định được nguồn gốc của khối kim loại. Tuy nhiên, việc tùy tiện lắp đặt các cấu trúc hoặc tác phẩm nghệ thuật trên các khu đất công cộng là bất hợp pháp, "bất kể bạn đến từ hành tinh nào".
Người ta vẫn chưa tiết lộ cụ thể vị trí của khối kim loại và vẫn chưa rõ ai hoặc thứ gì đã đặt khối kim loại ở đó.
GD&TĐ - ThS Phạm Văn Hiệp đã nghiên cứu, chế tạo chiếc máy sấy nông sản bằng năng lượng mặt trời giúp thành phẩm đạt được chất lượng cao, giữ được cấu trúc, màu sắc và hạn chế tối đa sự biến đổi các giá trị dinh dưỡng của nguyên liệu.
GD&TĐ -Chiều 24/6, Công đoàn Trường ĐH Giao thông vận tải (Hà Nội) tổ chức Toạ đàm với chủ đề “Chuyển đổi số: Thời cơ và thách thức đối với cán bộ, nhà giáo, người lao động”.
GD&TĐ - Nhóm nghiên cứu thuộc Viện Tự động hóa Kỹ thuật quân sự, Bộ Quốc phòng đã ứng dụng công nghệ dẫn đường bằng cảm biến đo lường quán tính (IMU) và từ tính để thiết kế, chế tạo một mẫu xe AGV.
GD&TĐ -Bề mặt chức năng chống dính ướt, băng tuyết trên vật liệu kim loại (nhôm, sắt, đồng) cho thấy hiệu năng tốt trong môi trường làm việc lạnh giá, đáp ứng nhu cầu sản xuất theo hướng công nghiệp.
GD&TĐ -Các nhà nghiên cứu tại Viện Karolinska của Thụy Điển đã phát triển một cảm biến siêu nhỏ để phát hiện thuốc trừ sâu trên trái cây chỉ trong vòng vài phút.
GD&TĐ -Trên hành trình tạo ra nguồn năng lượng tái tạo, góp phần ứng phó với biến đổi khí hậu, Công ty Kitekraft ở Munich (Đức) đang tạo ra các nhà máy điện gió bay, bao gồm một máy bay điện có dây buộc được gọi là diều.
GD&TĐ -Các nhà khoa học cho biết, hàng nghìn loại virus bí ẩn được phát hiện gần đây trong các đại dương trên thế giới có thể gây ảnh hưởng rất lớn đến các hệ sinh thái. Theo nhóm nghiên cứu, một phần của tình trạng này là do khả năng “lập trình lại” các vật chủ mà virus lây nhiễm.
GD&TĐ - Năm nay, ngày Hạ chí ở Bắc bán cầu rơi đúng vào ngày 21/6. Đây được coi là “ngày dài nhất trong năm”. Ngày Hạ chí là một sự kiện trong các hiện tượng thiên văn của năm.
GD&TĐ - Nhiều năm qua, các phong trào, hội thi về nghiên cứu khoa học, kỹ thuật trên địa bàn TP. Đà Nẵng đã góp phần thúc đẩy hoạt động nghiên cứu khoa học (NCKH) trong sinh viên.
GD&TĐ - Chiều 13/6, tại Trường ĐH Ngoại thương đã diễn ra Lễ ra mắt Hệ sinh thái kết nối các trường đại học Châu Á (PAMS) và phát động Cuộc thi Tìm kiếm tài năng Khoa học Dữ liệu.
GD&TĐ - Cách làng Noli ở vùng Ligura của Italia 40m ngoài khơi là 6 mái vòm hay còn gọi là bầu sinh quyển có hình dạng như một bầy sứa khổng lồ dưới đáy đại dương.
GD&TĐ - Loài cá hề nenmo vốn chỉ sinh sống ở vùng quần đảo Trường Sa, nay được các nhà khoa học lai tạo thành công. Đây là lần đầu tiên, Việt Nam thực hiện được việc lai tạo này.
GD&TĐ - Trận hạn hán khắc nghiệt tại Iraq làm thành phố 3.400 tuổi ngủ say dưới một hồ chứa trên sông Tigris ở miền Bắc Iraq lộ diện và các nhà khảo cổ đã đua nhau khai quật di tích trước khi mực nước sông dâng trở lại.
GD&TĐ - Nhóm sinh viên Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TPHCM gồm Trần Minh Quang, Huỳnh Đỗ Trang Nguyệt, Nguyễn Sơn Cảnh, Phạm Hoàng Hải Nguyên, Trần Vĩnh Nhựt mới đây đã sản xuất thành công rượu lên men từ hạt mít.